Nếu bạn mắc chứng ghen tuông, hãy quan sát nó nảy sinh trong bạn như thế nào – cách nó nắm bắt bạn, cách nó vây quanh bạn, khiến bạn hồ đồ, thao túng bạn. Hãy xem cách nó lôi kéo bạn đi vào những con đường mà bạn chưa bao giờ muốn đi, cách nó tạo ra sự thất vọng ê chề trong bạn, cách nó phá hủy năng lượng của bạn, làm tiêu hao năng lượng của bạn và để bạn rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng cùng cực. Hãy quan sát toàn bộ.
Bạn chỉ cần nhìn thấy thực tính của nó – không lên án, không cảm kích, không phán xét, không phản đối hay ủng hộ. Chỉ quan sát, giữ khoảng cách, như thể bạn không liên quan đến nó. Hãy quan sát một cách thật khoa học.
Một trong những đóng góp khoa học quan trọng nhất trên thế giới là phương pháp quan sát không phản xét. Khi một nhà khoa học thử nghiệm, ông ấy chỉ đơn giản thử nghiệm mà không phán xét, không đưa ra bất kỳ kết luận nào. Nếu đã có sẵn kết luận trong đầu, ông ấy không phải là nhà khoa học; kết luận của ông ấy sẽ ảnh hưởng đến cuộc thử nghiệm.
Hãy là một nhà khoa học trong thế giới nội tâm của bạn. Hãy để tâm trí của bạn là phòng thí nghiệm, và hãy quan sát – nhớ là không lên án. Đừng nói “Ghen tuông là xấu”. Ai mà biết được? Đừng nói “Giận dữ là xấu”. Ai mà biết được? Đúng là bạn đã nghe, bạn đã được dạy bảo, nhưng đó là những gì người khác nói; đó không phải là trải nghiệm của bạn. Bạn phải kết luận dựa trên chính sự tồn tại của bạn, dựa trên kinh nghiệm của bạn – trừ khi kinh nghiệm của bạn chứng minh điều đó, nếu không, bạn không được nói có hoặc không với bất cứ điều gì. Bạn phải tuyệt đối không phán xét. Và khi đó, việc quan sát trạng thái ghen tuông sẽ là một điều kỳ diệu.
Bạn chỉ đơn giản quan sát mà không có bất kỳ quyết định nào, chỉ để xem chính xác nó là gì. Sự ghen tuông này là gì? Năng lượng được gọi là ghen tuông này là gì? Và hãy quan sát nó như ngắm một đóa hồng: xem xét tỉ mỉ. Khi không có kết luận nào, đôi mắt bạn sáng rõ. Sự sáng rõ đó chỉ có ở những người không có kết luận. Quan sát, nhìn vào trong nó và nó sẽ trở nên minh bạch, và bạn sẽ nhận ra rằng chuyện ghen tuông này thật ngu ngốc. Và nó biết đến sự ngu ngốc này của mình, nó sẽ tự rời đi. Bạn không cần phải rời bỏ nó.
Quan sát tình dục
Hãy hòa mình vào trong tình dục – việc đó không có gì sai, nhưng hãy tiếp tục làm người quan sát. Hãy quan sát mọi chuyển động của cơ thể quan sát năng lượng ra vào, quan sát năng lượng giảm xuống như thế nào; quan sát cơn khoái lạc, chuyện gì đang diễn ra – hai cơ thể chuyển động theo nhịp ra sao. Hãy quan sát nhịp đập trái tim; nó ngày càng nhanh và có lúc nó gần như phát điện. Hãy quan sát hơi ấm của cơ thể; máu lưu thông nhanh hơn. Hãy quan sát nhịp thở; nó đang trở nên hỗn loạn. Hãy quan sát khoảnh khắc sự tự chủ của bạn chạm tới ngưỡng giới hạn và mọi thứ trở nên không tự chủ. Hãy quan sát khoảnh khắc mà – lúc đó bạn còn có thể quay lại nhưng nếu vượt qua thì sẽ không có đường về. Cơ thể trở nên tự động đến mức mọi quyền kiểm soát đều không còn. Chỉ một khoảnh khắc trước khi lên tới đỉnh, bạn mất toàn bộ kiểm soát và cơ thể ngay lên nắm quyền.
Hãy quan sát các quá trình tự chủ và các quá trình không tự chủ. Khi bạn còn nắm quyền kiểm soát và lẽ ra nên quay lại, việc quay lại có thể xảy ra, còn khoảnh khắc bạn không thể quay trở lại, việc quay lại đó không thể xảy ra; lúc này, cơ thể đã nắm quyền hoàn toàn, bạn không còn kiểm soát được nữa. Hãy quan sát mọi thứ – và hàng triệu thứ có ở đó. Mọi thứ rất phức tạp và không có gì phức tạp như tình dục, bởi vì toàn bộ cơ thể – tâm trí đều tham gia; chỉ có người chứng kiến là không tham gia, chỉ có một thứ vẫn luôn ở bên ngoài.
Người chứng kiến là người ngoài. Do bản chất của mình, người chứng kiến không thể trở thành người trong cuộc. Hãy tìm ra người chứng kiến này và sau đó, bạn đứng trên đỉnh đồi, còn mọi thứ diễn ra dưới thung lũng và bạn không quan tâm. Bạn chỉ đơn giản nhìn thấy; mối quan tâm của bạn là gì? Cứ như thể chuyện này đang diễn ra với người khác.
Từ ham muốn đến tình yêu
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy ham muốn tình dục xuất hiện, có ba khả năng sẽ xảy ra. Một là bạn đắm chìm vào ham muốn đó; việc này là bình thường, mọi người đều đang làm vậy. Hai là bạn kìm nén nó, ép nó xuống để nó ra khỏi ý thức của bạn và đi vào bóng tối của vô thức, ném nó xuống tầng hầm của cuộc đời bạn. Đó là việc mà những người được gọi là phi thường đang làm – các mahatma, các vị thánh, nhà sư. Nhưng cả hai đều đi ngược lại với tự nhiên và cả hai đều chống lại quá trình chuyển hóa bên trong.
Thứ ba, khi ham muốn tình dục xuất hiện, bạn nhắm mắt lại – chưa có mấy ai từng thử cách này. Đó là một khoảnh khắc rất quý giá: ham muốn nảy sinh là năng lượng nảy sinh. Nó giống như mặt trời mọc vào buổi sáng. Hãy nhắm mắt lại; đây là lúc để thiền định. Hãy chuyển sự chú ý xuống trung tâm tình dục, nơi bạn đang cảm nhận cơn phấn khích, sự rung động, sự sung sướng. Hãy di chuyển đến đó và chỉ làm người quan sát thầm lặng. Hãy chứng kiến nó chứ đừng lên án nó. Khoảnh khắc bạn lên án nó, bạn đã rời khỏi nó. Và đừng tận hưởng nó, bởi vì khoảnh khắc bạn tận hưởng nó, bạn vô thức. Hãy chỉ tỉnh thức, giống như ngọn đèn cháy sáng trong đêm tối. Bạn chỉ cần mang ý thức đến đó, không dao động. Bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra ở trung tâm tình dục. Năng lượng này là gì?
Đừng gọi nó bằng bất kỳ cái tên nào, bởi vì mọi từ ngữ đều bị ô uế. Ngay cả khi gọi nó là “tình dục”, bạn đã bắt đầu lên án nó. Từ này đã là một sự lên án. Hoặc, nếu bạn thứ gì đó thiêng liêng. Nhưng từ này luôn chứa đựng cảm thuộc về một thế hệ khác, từ “tình dục” đã trở thành một xúc. Bất cứ từ nào chứa đựng cảm xúc đều trở thành rào cản trên con đường tỉnh thức.
Đừng gọi nó là gì cả, hãy chỉ quan sát một thực tế là có một năng lượng đang nảy sinh gần trung tâm tình dục. Có sự phấn khích ở đó – hãy quan sát nó. Và khi quan sát nó, bạn sẽ cảm nhận một nguồn năng lượng hoàn toàn mới. Khi quan sát nó, bạn sẽ nhìn thấy nó đang bắt đầu đi lên nó đang tìm đường đi vào bên trong bạn. Và khoảnh khắc nó bắt đầu di chuyển lên trên, bạn sẽ cảm nhận sự tươi mát đang trút xuống người bạn, sự im lặng vây quanh bạn, sự duyên dáng, phúc lành, ân sủng hạnh phúc đang bao quanh bạn. Nó không còn là gai nhọn khiến bạn đau đớn. Nó không còn gây đau đớn nữa; nó rất dễ chịu, như một niềm an ủi. Và bạn càng nhận thức nó, nó càng lên cao. Nếu nó có thể đi đến trái tim, một việc không quá khó – khó nhưng không quá khó – nếu bạn vẫn tỉnh táo, bạn sẽ nhìn thấy nó chạm đến trái tim, và khi nó chạm đến trái tim, bạn sẽ lần đầu tiên biết được tình yêu là gì.
Cảm nhận nỗi đau của bạn
Nếu ai đó làm bạn tổn thương, hãy biết ơn vì người đó đã trao cho bạn cơ hội cảm nhận một vết thương sâu. Người đó đã mở ra một vết thương trong bạn. Vết thương đó có thể được tạo ra bởi nhiều tốn thương mà bạn đã chịu đựng trong suốt cuộc đời mình. Người đó có thể không phải là nguyên nhân gây ra toàn bộ sự đau khổ này, nhưng anh ta hoặc cô ta đã kích hoạt một quá trình. Bạn hãy đóng cửa phòng lại, ngồi im lặng không tức giận người kia mà hoàn toàn nhận thức được cảm giác đang nảy sinh trong bạn, đó là cảm giác đau đớn vì bạn đã bị chối bỏ, vì bạn đã bị xúc phạm. Và khi đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy không chỉ có người này có mặt ở đó: toàn bộ những người từng làm bạn tổn thương sẽ bắt đầu xuất hiện trong ký ức của bạn.
Bạn sẽ bắt đầu không chỉ nhớ đến chúng mà còn sống lại chúng. Bạn sẽ tiến vào một kiểu trạng thái ban sơ. Hãy cảm nhận sự tổn thương, cảm nhận nỗi đau, đừng lảng tránh nó. Đó là lý do tại sao nhiều nhà trị liệu yêu cầu bệnh nhân đừng uống bất kỳ loại thuốc nào trước mỗi đợt trị nỗi đau bên trong. liệu, đơn giản là vì thuốc là một cách giúp bạn thoát khỏi.
Bất kể nỗi đau đó là gì và bạn phải chịu đựng nỗi khổ nào, hãy cứ để nó như vậy. Đầu tiên, hãy trải nghiệm nó trọn vẹn. Việc này sẽ khó khăn, nó sẽ khiến bạn đau lòng. Bạn có thể bắt đầu khóc như một đứa trẻ, bạn có thể bắt đầu lăn lộn đau đớn trên sàn nhà, cơ thể của bạn có thể trải qua những cơn co thắt. Bạn có thể bỗng nhận ra nỗi đau đó không chỉ ở trong tim mà đã lan khắp cơ thể – bạn đau khác ngoài nỗi đau, khắp người, đau đớn khắp nơi, toàn thân bạn không có gì.
Nếu bạn có thể trải nghiệm nỗi đau đó – điều này vô cùng quan trọng – hãy bắt đầu hấp thụ nó. Đừng ném nó đi. Nó là một nguồn năng lượng quý giá, đừng ném nó đi.
Hãy hấp thụ nó, uống nó, chấp nhận nó, chào đón nó, cảm thấy biết ơn nó. Và hãy tự nhủ: “Lần này, mình sẽ không né tránh nó, lần này mình sẽ không chối bỏ nó, lần này mình sẽ không ném nó đi. Lần này mình sẽ uống nó và chào đón nó như một vị khách. Lần này mình sẽ tiêu hóa nó”.
Có thể mất vài ngày bạn mới tiêu hóa được nó, nhưng vào ngày việc đó xảy ra, bạn đã chạm vào cánh cửa dẫn tới một nơi thật sự rất xa. Một hành trình mới đã bắt đầu trong cuộc đời bạn, bạn đang chuyển sang một kiểu hiện hữu mới – bởi vì ngay lập tức, khoảnh khắc bạn chấp nhận nỗi đau mà không chối bỏ, năng lượng của nó và phẩm chất của nó sẽ thay đổi. Nó không còn là nỗi đau. Trên thực tế, bạn chỉ ngạc nhiên; bạn không thể tin được, chuyện này thật đáng kinh ngạc. Bạn không thể tin rằng đau khổ có thể biến thành cực lạc, rằng nỗi đau có thể trở thành niềm vui.
Giải phóng ký ức bị áp đặt
Nỗi buồn chẳng qua chỉ là nguồn năng lượng lẽ ra có thể trở thành niềm vui. Khi không thấy hạnh phúc của mình nở rộ, bạn trở nên buồn bã. Bất cứ khi nào nhìn thấy ai đó hạnh phúc, bạn trở nên buồn bã; tại sao hạnh phúc không xảy ra với bạn? Nó có thể xảy ra với bạn! Không có vấn đề gì trong đó. Bạn chỉ cần tháo gỡ quá khứ của mình ra khỏi những áp đặt. Bạn sẽ phải đi chệch lộ trình một chút để làm được việc đó, vì vậy, hãy nỗ lực một chút để cởi mở hơn.
Hãy thực hiện một bài thiền vào ban đêm. Hãy trải nghiệm cảm giác mình không phải là một con người. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ con vật nào tùy thích. Nếu bạn thích mèo, hãy chọn mèo. Nếu bạn thích chó, tốt thôi, hãy chọn chó… hoặc chọn một con hổ – đực hay cái tùy thích. Bạn chỉ cần chọn, nhưng sau đó hãy cam kết với lựa chọn đó. Hãy trở thành con vật mà bạn chọn. Đi lại bằng bốn chân trong phòng và trở thành con vật đó. Trong mười lăm phút, hãy tận hưởng chuyện hoang đường đó nhiều nhất có thể. Hãy sửa nếu bạn chọn trở thành con chó và làm những việc mà một chú chó thường làm – và thật sự làm những việc đó! Hãy tận hưởng quá trình đó. Và đừng kiểm soát, bởi vì một con chó không thể kiểm soát. Làm một con chó đồng nghĩa với tự do tuyệt đối, vì vậy, bất cứ chuyện gì xảy ra trong khoảnh khắc đó, hãy thực hiện nó. Trong khoảng thời gian đó, đừng đưa yếu tố kiểm soát của con người vào. Hãy thật sự kiên trì làm một chú chó. Trong mười lăm phút đó, hãy đi lang thang khắp phòng… hãy sủa, hãy nhảy.
Hãy tiếp tục hoạt động này trong bảy ngày. Nó sẽ có ích. Bạn cần có thêm một chút năng lượng động vật. Bạn quá tinh vi, quá văn minh, và điều đó đang làm tê liệt bạn. “Quá văn minh” chính là thứ gây tê liệt. Văn minh với liều lượng nhỏ là tốt, nhưng quá nhiều sẽ nguy hiểm. Một người nên duy trì khả năng làm một con vật. Nếu bạn có thể học cách trở nên hoang dại một chút, các vấn đề của bạn sẽ bắt đầu biến mất.
Vì vậy, bạn chỉ cần làm một việc trong vài ngày: bất cứ khi nào cảm thấy mình đang đau khổ, hãy từ từ thực hiện việc đó, đừng vội vã; hãy thật chậm rãi, chậm rãi như các động tác của Thái Cực quyền.
Nếu bạn cảm thấy buồn, hãy nhắm mắt lại và để cảnh phim đó diễn ra thật chậm. Hãy chậm rãi, từ từ hòa mình vào đó, nhìn xung quanh, quan sát những chuyện đang diễn ra. Hãy đi thật chậm để bạn có thể nhìn thấy từng hành động từng sợi vải riêng biệt trong một tấm vải.
Chỉ trong vài ngày, hãy di chuyển thật chậm và chậm lại ở cả những việc khác. Ví dụ, nếu bạn đi bộ, hãy đi chậm hơn so với tốc độ từ trước đến giờ của bạn. Từ khoảnh khắc này, bắt đầu tụt lại phía sau. Ăn, ăn chậm… nhai kỹ hơn. Nếu bạn thường mất hai mươi phút cho một bữa ăn, bây giờ hãy dành bốn mươi phút cho nó; hãy chậm lại một nửa. Nếu bạn mở mắt nhanh, hãy mở mắt chậm lại. Hãy tắm trong khoảng thời gian lâu gấp đôi bình thường; hãy làm mọi việc chậm lại.
Khi bạn làm mọi thứ chậm lại, toàn bộ cơ chế vận hành của bạn sẽ tự động chậm lại. Cơ chế đó là một: đó chính là cơ chế bạn dùng để bước đi, đó chính là cơ chế bạn dùng để nói chuyện, đó cũng chính là cơ chế bạn khiến bạn trở nên tức giận. Không có các cơ chế khác nhau; chỉ có một cơ chế vận hành duy nhất. Vì vậy, nếu chậm lại trong mọi việc bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nỗi buồn của bạn, sự đau khổ của bạn, tất cả đều chậm lại.
Tác giả: Osho
(Bài viết trích lược từ cuốn “Cảm xúc” của tác giả Osho. Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bản gốc)
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi