Giải đáp thắc mắc phổ biến của mẹ bỉm: “Sau sinh có ăn được mì tôm không?”

Mì tôm hay mì ăn liền, mì gói được khá nhiều mẹ bỉm sữa sau sinh đặc biệt quan tâm bởi sự tiện lợi, ngon miệng, dễ bị ghiền. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn mì tôm bởi món ăn này thực sự không cung cấp được nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn gây hại nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên. Thực hư như nào mẹ sau sinh bao lâu có thể ăn mì tôm hãy cùng ZLOVE tìm hiểu trong bài chia sẻ kiến thức dưới đây.

Sau sinh ăn được mì tôm không?

Phụ nữ sau sinh cần một lượng lớn dinh dưỡng, có thể cao hơn gấp đôi hoặc gấp ba người thường. Bởi không chỉ cung cấp năng lượng và bồi bổ cho cơ thể sau một kỳ sinh nở mà còn giúp tạo ra ra nguồn sữa giàu dinh dưỡng để nuôi em bé. Mẹ có được chăm sóc với một chế độ ăn uống hợp lý thì con mới có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Phụ nữ sau sinh không nên ăn mì tôm quá sớm và quá nhiều 
Phụ nữ sau sinh không nên ăn mì tôm quá sớm và quá nhiều

Chính vì lẽ đó mà sẽ có những món ăn đồ uống mẹ bỉm sẽ phải kiêng khem trong quá trình nuôi con nhỏ, đặc biệt nuôi con bằng sữa mẹ. “Sau sinh có ăn được mì tôm không?” hay “ăn mì cay có vấn đề gì không?” là những câu hỏi thường được các mẹ đặt ra. Trên thực tế, mì tôm là một loại thực phẩm không được đánh giá cao về độ dinh dưỡng hay tốt cho sức khỏe nên ngay cả với những người bình thường, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này.

Đối với các mẹ bỉm cũng tương tự, hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm rất thấp nhưng lại khiến người mẹ cảm thấy no và no rất lâu do lượng chất béo, dầu mỡ, hay chất bảo quản có trong sản phẩm. Do đó, mì tôm là món ăn mẹ nên kiêng trong thời kỳ nuôi con nhỏ, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh – cần nhiều dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và chăm sóc tăng cường đề kháng cho con nhỏ. 

Mẹ bỉm sau bao lâu có thể ăn mì tôm?

Như đã trình bày ở trên, mì tôm là loại thực phẩm nghèo dưỡng chất nhưng là giàu chất bảo quản và những chất gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, với những bà mẹ mới sinh cơ thể còn yếu, đề kháng kém và cần một lượng dinh dưỡng cao thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm này.

Các mẹ có thể ăn mì 1-2 lần một tháng sau 3 tháng khi sinh nếu muốn ăn
Các mẹ có thể ăn mì 1-2 lần một tháng sau 3 tháng khi sinh nếu muốn ăn

Không những thế những hoạt chất có trong mì tôm có thể làm ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể từ các loại thực phẩm khác. Hơn nữa, theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một gói mì tôm (75g) cung cấp khoảng 350 calo, gây nguy cơ mất cân đối dinh dưỡng khi ăn mì tôm mà không tiêu thụ thực phẩm khác. 

Do đó, trong những giai đoạn đầu sau sinh khoảng 3 tháng sau khi mẹ không nên ăn mì tôm mà nên tạo cho mình một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và đầy đủ chất. Trong trường hợp bắt buộc hoặc quá thèm, các mẹ chỉ nên ăn 1-2 lần tháng để đảm bảo sức khỏe trong quá trình phục hồi và chăm sóc bản thân. 

Ngoài ra, với những mẹ sau sinh mổ cần thời gian hồi phục lâu hơn, cũng như nguồn dưỡng chất cao hơn so với bình thường. Giai đoạn này đòi hỏi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, protein, axit amin và DHA để duy trì việc cho con bú. Mẹ cần sự kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học và các bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho cả mẹ và bé.



banner quảng cáo viên uống zlove



Sau sinh ăn mì tôm có hại không?

Nhiều mẹ cho rằng việc kiêng không ăn mì tôm không quá quan trọng và cũng không quá ảnh hưởng tới sức khỏe như nhiều người vẫn nói. Thế nhưng, thực tế đang có thấy những điều hoàn toàn ngược lại khi việc ăn mì tôm quá sớm hay liên tục có thể để lại những hậu quả nguy hiểm hơn nhiều người vẫn nghĩ. 

Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì

Mặc dù mì tôm được xác định là loại thực phẩm nghèo dưỡng chất nhưng lại có khả năng tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở phụ nữ sau sinh. Trong quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ đã thay đổi rất nhiều từ nội tiết tố đến cơ địa, vì vậy đa phần các mẹ sẽ tăng cân so với bình thường. 

Mì tôm có thể làm tăng nguy cơ béo phì - nỗi ám ảnh của chị em sau sinh
Mì tôm có thể làm tăng nguy cơ béo phì – nỗi ám ảnh của chị em sau sinh

Trong mì tôm có hàm lượng chất béo tổng hợp, phụ gia và các loại chất bảo quản nên dù bạn chỉ ăn một chút cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến béo phì và thừa cân. Khi mì đi vào cơ thể sẽ mất một khoảng thời gian dài cơ thể chúng ta mới có thể hấp thụ và đào thải hết các chất có trong đó. 

Nguy cơ mất sữa

Một trong những điều lo lắng bậc nhất với các mẹ sau khi sinh con chính là chất lượng và hàm lượng sữa không đủ để nuôi con. Mặc dù khoa học chưa có bằng chứng rõ ràng nào chỉ ra rằng mì tôm có thể làm nguy cơ mất sữa hoặc giảm lượng sữa của người mẹ cao hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu được người mẹ trong giai đoạn sau sinh và nuôi còn cần một lượng dưỡng chất rất cao. Vì vậy, với dưỡng chất trong mì tôm không thể nào đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Điều này có thể khiến việc lượng sữa của mẹ sẽ giảm đi khá nhiều nếu mẹ thường xuyên sử dụng mì tôm thay vì các loại thực phẩm giàu chất khác. 

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Một trong những nguy cơ của việc sử dụng mì tôm trong quá trình nuôi con nhỏ, cụ thể là sau sinh chính là tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Chúng ta đều biết rằng, trong mì tôm có rất nhiều loại chất béo khó hòa tan. Loại chất này khi được tích tụ nhiều sẽ làm tăng việc sản sinh cholesterol, từ đó dễ gây ra các bệnh lý tim mạch cho các mẹ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ‘sau sinh có ăn mì tôm được không?”. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về việc tại sao các mẹ nên kiêng ăn mì trong giai đoạn đầu và những tác hại mà chúng có thể mang lại.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *