Rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân, biểu hiện triệu chứng và cách khắc phục như thế nào?

Có đến 70% chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ít nhất 1 lần trong đời. Chính vì là hiện tượng thường gặp nên chị em có tâm lý chủ quan, thờ ơ mà không biết rằng, tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe nền tảng và sức khỏe sinh sản.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng trứng rụng nhưng không được thụ tinh nên lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, làm chảy máu từ buồng tử cung ra phía ngoài âm đạo. Theo sinh lý tự nhiên, phụ nữ sẽ bắt đầu chu kỳ hành kinh khi bước vào tuổi dậy thì và kết thúc ở giai đoạn mãn kinh. Thông thường, mỗi chu kỳ hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, không nhiều hơn 7 ngày và lượng máu mất đi khoảng 50 – 150ml.

hien-tuong-roi-loan-kinh-nguyet-o-phu-nu-1.jpg
Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Rối loạn kinh nguyệt, hiểu đơn giản chính là những thay đổi bất thường về chu kỳ kinh và lượng máu hành kinh. Theo các chuyên gia, đây không phải là bệnh mà là hiện tượng để phản ánh về tình trạng sức khỏe của phái đẹp, có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương ở cơ quan sinh dục hoặc bệnh lý nguy hiểm nào đó, thậm chí là vô sinh.

Biểu hiện bị rối loạn kinh nguyệt

Ở mỗi cá thể, tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ được biểu hiện theo những cách khác nhau, không ai giống ai. Về cơ bản chị em có thể nhận diện thông qua 4 biểu hiện chính như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định: Chu kỳ kinh của chị em thường diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày, trong đó 3 – 5 ngày là có kinh. Nhưng khi bị rối loạn, chu kỳ này sẽ có khi dài hơn (35 ngày), khi ngắn (20 ngày), thay đổi thất thường.
  • Số ngày hành kinh: Ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 5 ngày
  • Lượng máu hành kinh: Quá ít hoặc quá nhiều, có thể nhận biết rõ thông qua việc quan sát bằng mắt thường.
  • Các biểu hiện khác: Rong kinh, lâu ngày không có kinh, máu hành kinh vón cục, màu sắc bất thường (màu nâu hoặc thâm đen), các triệu chứng bất thường xuất hiện ngày càng dày đặc và lâu, thậm chí phải dùng đến cả thuốc hỗ trợ như căng tức ngực, buồn nôn, đau bụng dưới,…
những biểu hiện triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt
Nếu gặp một số triệu chứng trên đây thì rất có thể đó là biểu hiện của rồi loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt được chia làm 2 dạng, do sinh lý là bệnh lý, do đó nguyên nhân dẫn đến khiến kinh nguyệt không đều cũng sẽ khác nhau và thông thường, nếu là do bệnh lý thì sẽ nguy hiểm hơn và cách khắc phục cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn.

Rối loạn kinh nguyệt do sinh lý

Sinh lý là những vấn đề, tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố, làm cho nội tiết tố bị thay đổi, mất cân bằng và dẫn đến kinh nguyệt không đều như:

– Phụ nữ bước vào giai đoạn dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh

– Tăng cân, giảm cân đột ngột



banner quảng cáo viên uống zlove



– Thường xuyên tập luyện thể thao với cường độ mạnh

– Sử dụng các loại thuốc tránh thai, tránh thai khẩn cấp, phá thai, sảy thai

– Căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài

Rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý

Đây cũng là tình trạng rất thường gặp và nguy hiểm ở chỗ là chị em thường không phát hiện ra sớm hoặc điều trị không đúng cách, dẫn đến bệnh nguy hiểm hơn, khó điều trị hơn, thậm chí còn để lại những hậu quả rất nặng nề. 

hien-tuong-roi-loan-kinh-nguyet-o-phu-nu-2-1.jpg
Rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý thường nguy hiểm hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn

Một số bệnh lý thường gặp dẫn đến tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể kể đến như:

– Viêm nhiễm âm đạo: Vùng kín vốn rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội sinh nổi nảy nở, gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh mỗi tháng.

– Vấn đề ở tử cung: Đây là bộ phận dẫn máu kinh ra ngoài âm đạo nên nếu bị tổn thương thì máu sẽ không thể thoát ra bên ngoài, dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Các bệnh thường gặp ở tử cung có thể kể đến như viêm tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…

– Buồng trứng đa nang: Đây là tình trạng gia tăng bất thường hormone nam giới trong cơ thể nữ giới, khiến cho nội tiết tố nữ mất cân bằng và xuất hiện các nang nhỏ trong buồng trứng, làm gián đoạn sự phát triển của nang trứng và làm cho kinh nguyệt bị rối loạn. Tình trạng bệnh này nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

– Bệnh về tuyến giáp: Theo thống kê, có khoảng 44% phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp bị rối loạn kinh nguyệt với các vấn đề thường gặp như tắc kinh, rong kinh, bế kinh,…

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Với những nguyên nhân về bệnh lý, cần có sự can thiệp trực tiếp từ bác sĩ thì đại đa số trường hợp phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt đều có thể khắc phục được tại nhà nếu tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

hien-tuong-roi-loan-kinh-nguyet-o-phu-nu-3.jpg
Lối sống lành mạnh, khoa học là yếu tố cơ bản để giúp điều hòa kinh nguyệt
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Hãy ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, thay đổi thực đơn đa dạng để tăng cường sức đề kháng, điều hòa nội tiết tố và giúp kinh nguyệt đều hơn. Thực phẩm được ưu tiên như hoa quả, các loại rau xanh, hải sản, trứng, thịt bò,…. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn và chất kích thích,…. Ngoài ra hãy dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế việc suy nghĩ nhiều, mệt mỏi, căng thẳng quá độ.
  • Tập thể thao đều đặn: Hãy lưu ý lựa chọn các bài tập vừa sức với cường độ hợp lý thì mới khắc phục tốt tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời hãy duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút để cơ thể luôn khỏe mạnh, quá trình bài tiết hormone diễn ra trơn tru hơn.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai: Vẫn biết thuốc tránh thai là bảo bối không thể thiếu của phái đẹp để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Nhưng thực tế nếu quá lạm dụng thuốc tránh thai sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, bệnh phụ khoa, thậm chí là vô sinh. Do đó chị em hãy sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 4 – 6 tiếng/lần để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập, gây ra viêm nhiễm.

Ngoài ra, nếu muốn kinh nguyệt luôn đều chị em có thể tham khảo các loại thực phẩm giúp bổ sung, điều hòa nội tiết tố nữ, tốt nhất hãy sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm rõ ràng, có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ, hiệu quả dài lâu. Một trong số những sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao và được hàng triệu chị em bị rối loạn kinh nguyệt tin tưởng sử dụng là viên uống Zlove – Sản phẩm được nghiên cứu bởi bác sĩ Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện y học bản địa Việt Nam. Với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên quý hiếm như nhân sâm, hoàng kỳ, cốt toái bổ, mầm đậu nành, chị em sẽ dễ dàng cảm nhận thấy sự thay đổi của cơ thể chỉ sau 7 ngày sử dụng.

Những câu hỏi thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thực tế rất khó để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này bởi việc kinh nguyệt đều được trở lại sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, thể trạng và mức độ rối loạn của mỗi người. Nếu là các nguyên nhân do sinh lý thì sẽ được cải thiện nhanh hơn, thông thường là vài tháng nếu duy trì được những thói quen, nề nếp lành mạnh như đã hướng dẫn ở trên. Ngược lại, nếu nguyên nhân bệnh lý thì sẽ phức tạp hơn, cần có sự can thiệp y khoa, càng chữa sớm thì sẽ càng khỏi sớm.

Khám rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Mặc dù các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt có chuyển biến xấu không quá nhiều nhưng việc đi khám rất cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân, đồng thời còn giúp chị em phát hiện sớm hoặc loại trừ đi những bệnh lý nguy hiểm. Các bước thăm khám cơ bản thường được bác sĩ thực hiện: hỏi han, tìm hiểu về chu kỳ kinh, lượng máu, triệu chứng kèm theo, tiền sử bệnh nếu có, thăm khám vùng kín, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố, nội soi buồng tử cung,…. Tùy thuộc tình trạng của mỗi người để quy định các bước thăm khám cụ thể.

hien-tuong-roi-loan-kinh-nguyet-o-phu-nu-4.jpg
Phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe

Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh rằng, chị em phụ nữ dù không bị rối loạn kinh nguyệt hoặc không có các triệu chứng nguy hiểm thì vẫn nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Chính xác là có nhé chị em, thậm chí là rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm, kịp thời. Những hậu quả có thể để lại khi phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt: Ảnh hưởng đến ngoại hình, vẻ đẹp bên ngoài, đời sống tình dục suy giảm, mất máu, thiếu máu, viêm nhiễm vùng kín, nguy cơ vô sinh, mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư tử cung, chửa ngoài tử cung,… Vì thế, chị em tuyệt đối không nên chủ quan, khi thấy hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài quá lâu và kèm theo các triệu chứng bất thường của cơ thể hãy đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Việc bị rối loạn kinh nguyệt là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chị em chẳng may bị “ghé thăm” thì cũng không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh để xử lý, tránh những việc làm nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, hãy tích cực tham khảo, đọc thêm các kiến thức thiết yếu về rối loạn kinh nguyệt để không bị bỡ ngỡ, hoảng hốt và giúp ích được cho cả những người thân xung quanh.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *