Bị sa tử cung nên ăn gì với 10 gợi ý món ăn và 3 nhóm thực phẩm “siêu dinh dưỡng”

thực phẩm tốt cho người bị sa tử cung | Zlove

Người mắc “sa tử cung thì nên ăn gì?” là câu hỏi về chủ đề bổ trợ dinh dưỡng trong quá trình hồi phục vùng đáy chậu, giúp dạ con co về vị trí ban đầu. Nếu chị em phụ nữ còn đang chưa biết sa tử cung nên ăn uống như thế nào, cần bổ sung chất dinh dưỡng gì,.. hãy tham khảo chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Nhóm thực phẩm tốt cho người sa tử cung

Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng tốt cho vùng kín khiến hoạt động & chức năng tử cung suy giảm. Các chuyên gia cho rằng đây chính là yếu tố khiến chị em phụ nữ gia tăng nguy cơ bị sa tử cung và khó phục hồi khi điều trị. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất phù hợp là một trong những cách chữa bệnh sa tử cung tại nhà đơn giản, ít tốn kém mà lại khá hiệu quả. 

1. Thực phẩm giàu chất xơ và ít calo

Nếu ai đó hỏi “Ăn gì tốt cho người sa tử cung?” thì có lẽ câu trả lời đầu tiên cho bạn đó là thực phẩm giàu chất xơ nhưng ít calo. Những thức ăn có hàm lượng chất xơ cao, ít calo có thể giúp phụ nữ giảm cân hiệu quả lại cải thiện sức khỏe sa dạ con. Bởi theo nghiên cứu cho biết, phụ nữ dư cân cần giảm tối thiểu 5% trọng lượng cơ thể sẽ hồi phục hoặc phòng ngừa rối loạn hoạt động tại đáy chậu như tiểu són, sa tử cung.

sa-tu-cung-nen-an-nhieu-thuc-pham-giau-chat-xo-2-1.jpg

2. Sa tử cung nên ăn thực phẩm tốt cho tiêu hóa

Giúp cơ thể có thêm năng lượng, cơ thể khỏe khoắn, hỗ trợ làm giảm các chứng kích thích bàng quang, tăng nhu động ruột, táo bón và hồi phục sàn đáy chậu dẻo dai, hoạt động tốt hơn.

sa-tu-cung-nen-an-thuc-pham-tot-cho-tieu-hoa-3.jpg
Phụ nữ sa tử cung nên ăn bổ sung các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa

3. Sa tử cung nên ăn gì? Hãy bổ sung nhóm thực phẩm sau

Nước: Cơ thể không được bổ sung nước đầy đủ là nguyên nhân gây ra táo bón kéo dài, khiến cho việc đi đại tiện người bệnh phải dùng sức rặn nhiều. Hành động thường xuyên này vô tình gây ra áp lực cho vùng sàn đáy chậu, kéo theo tử cung bị di chuyển xuống dưới. Vì thế, người sa tử cung cần uống nước nhiều hơn để cải thiện cả tình trạng táo bón và sa tử cung. Lưu ý, nước ở đây có thể là nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết, nước khoáng và nước ép trái cây – rau củ.

Rau củ và trái cây có tính axit thấp: Những thực phẩm có tính axit thấp giúp cung cấp chất xơ, hạn chế được tình trạng kích ứng niêm mạc bàng quang. Bàng quang không phải làm việc nhiều giúp cơ thể dễ tiêu hoá, giảm dần tình trạng táo bón, ổn định hoạt động của vùng tử cung hơn. Rau củ có tính axit thấp là cà rốt, bông cải xanh và các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh và đậu Hà Lan…). Trái cây tốt cho tử cung có thể kể đến như chuối, mơ, mận khô, táo,…



banner quảng cáo viên uống zlove



Axit béo omega-3: Đồng hành cùng công dụng giảm viêm, giảm kích ứng, bổ mắt, tốt cho tim mạch, omega-3 còn có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục của sa tử cung. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm các loại cá (cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm,…), hàu, hạt chia, quả óc chó,… 

sa-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-4.jpg

Một vài món ăn hằng ngày rất tốt cho người chữa sa tử cung

Chế độ ăn uống phong phú, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tốt cho sức khoẻ tử cung là nỗi băn khoăn khá lớn với các chị em bị sa tử cung. Nếu chưa biết bị sa tử cung nên ăn món gì thì một số món ăn dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời, giúp hỗ trợ phục hồi phần nào hệ thống cơ và dây chằng bị kéo giãn trong khi mang thai và định hình lại tử cung về lại đúng chỗ.

Canh gà hà thủ ô

Ở món canh này cần chuẩn bị 1 con gà mái nhỏ vừa ăn khoảng 200 – 400g, hà thủ ô 30g. Làm sạch gà, không dùng nội tạng, đập dập hà thủ ô cho vào túi vải nhét vào bụng con gà.  Đem gà đi hầm khoảng 20 – 25 phút từ lúc nước sôi là gà chín, rút túi bã hà thủ ô ra khỏi bụng gà. Thêm gia vị, một chút gừng thái nhỏ vào nồi, hầm cho đến khi thịt mềm, nên thưởng thức cả nước và gà, chia ăn 2 bữa/ngày. Ăn canh gà hà thủ ô giúp bổ thận, dưỡng khí vận huyết, rất tốt để phục hồi cơ tử cung và co lên dần.

sa-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-5.jpg

Ruột lợn ba kích hầm

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 200g ruột lợn, 20g ba kích, làm sạch ruột lợn, nhồi ba kích vào bên trong ruột lợn. Cho ruột lợn vào nồi đun sôi, khi ruột chín thì tiến hành gỡ ba kích ra. Nêm gia vị vừa ăn, tiếp tục hầm cho đến khi mềm, thưởng thức cả nước và ruột, ăn 3 lần/tuần, ăn duy trì trong 1 tháng sẽ thấy những dấu hiệu phục hồi của tử cung khá rõ rệt.

Canh hầm thịt nạc lợn

Nguyên liệu cần cho món hầm này là 100g thịt nạc lợn, 20g đẳng sâm, 20g hoàng kỳ, 10g thăng ma. Thực hiện thái thịt nạc lợn thành miếng ướp chút muối hành tiêu trong 15 phút, xào qua để thịt ngấm gia vị. Cho nước + đẳng sâm, hoàng kỳ, thăng ma vào nồi, hầm nhừ thịt. Nêm gia vị vừa ăn, thưởng thức trong ngày, món ăn này nên ăn 1 lần/tuần.

Cật heo (bầu dục lợn) xào lá hẹ

Nguyên liệu đơn giản gồm 1 quả cật lợn, 100g lá hẹ tươi, dầu ăn thực vật và muối. Làm sạch cật, thái thành miếng, cho vào chảo đảo cùng dầu nóng. Khi cật heo sắp chín, cho hẹ cắt khúc đảo qua, thêm chút muối vừa ăn. Món ăn dễ thực hiện, ăn 1 lần/ngày, có thể dùng món này thường xuyên nếu quá ngán với những món hầm.

Cháo chay bổ khí

Món cháo chay bổ khí cần chuẩn bị 150g gạo tẻ, 30g hoàng kỳ, 3g nhân sâm và 1 ít đường trắng. Cho nhân sâm, hoàng kỳ và nước vào nồi, sắc lấy nước 2 lần, trộn 2 nước với nhau và chia đôi lượng nước. Một phần nước cho gạo đã vo vào nấu thành cháo cho bữa sáng. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh, cho tiếp 150g gạo thành cháo cho bữa tối. Khi ăn cho 1 chút đường cho dễ ăn, món cháo này nên ăn thường xuyên cho nhanh lại sức.

sa-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-6.jpg
Cháo chay nấu với hoàng kỳ, nhân sâm rất tốt cho sản phụ sinh thường đặc biệt hỗ trợ rất tốt cho người sa tử cung

Canh rùa thăng ma hầm

Làm sạch 120g thịt rùa, 12g thăng ma, đối với thịt rùa nên trần qua 1 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Chặt thịt rùa thành miếng vuông, cho thăng ma vào túi vải lọc. Xếp lần lượt túi thăng ma, rồi đến thịt rùa, đổ 750ml nước vào nồi đất và hầm với lửa lớn. Thực hiện ăn 1 lần/tuần, khi hầm xong nêm thêm gia vị vừa ăn, thưởng thức khi còn nóng cũng là một món ăn bổ dưỡng và giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh sa tử cung độ 1.

Canh cá diếc hoàng kỳ

Món canh cần chuẩn bị 1 con cá diếc khoảng 250g, hoàng kỳ 25g và chỉ xác 10g (đã sao qua). Rửa sạch hoàng kỳ, chỉ xác cho vào nồi đổ thêm nước đun sôi. Làm sạch cá diếc ướp muối với gừng trong 15 – 20 phút, khi nước sôi vớt hoàng kỳ, chỉ xác ra. Tiếp tục cho cá diếc vào nồi nấu đến khi cá chín, nên thưởng thức khi nóng. Món canh cá diếc này có thể dùng thường xuyên mỗi ngày.

Cháo hạt kê chữa sa tử cung

Cháo hạt kê có 3 cách thực hiện, là món ăn vừa bổ dưỡng ngon miệng vừa mang lại hiệu quả tích cực cho tình trạng sa tử cung:

Cách 1: Nguyên liệu cần 50g hạt kê, 30g đẳng sâm, 10g thăng ma. Rửa sạch các nguyên liệu, đem đăng sâm, thăng ma, đổ nước vào nồi đun sôi. Sắc lấy nước, vớt đăng sâm, thăng ma ra, cho hạt kê nấu thành cháo. Với định lượng trên có thể dùng 2 lần, nên ăn khi bụng rỗng.

Cách 2: Chuẩn bị 100g hạt kê, 1 con lươn, thực hiện làm sạch, loại bỏ nhớt và nội tạng của lươn. Thái lươn thành khúc, vo sạch hạt kê, cho lươn và hạt kê vào nồi cùng nước đun nhừ. Khi chín, cho thêm chút muối và nêm thêm gia vị vừa ăn, thưởng thức khi nóng.

Cách 3: 50g hạt kê, 30g hà thủ ô đỏ, 2 quả trứng gà là nguyên liệu cần chuẩn bị. Làm sạch hà thủ ô, cho vào túi vải, đổ nước sắc lấy nước. Nước sôi, vớt túi vải, cho hạt kê đã vo sạch nấu thành cháo.

Canh lươn cải thiện sa dạ con sau sinh

Chuẩn bị 2 con lươn, hành khô, gừng, muối và rượu trắng. Làm sạch lươn, loại nhỏ nhớt, nội tặng, xương và cắt khúc ướp với hành, gừng, muối, rượu trắng. Đun sôi nước, cho lươn vào nấu thành canh, nêm lại gia vị vừa ăn.

 

Lưu ýNên nhớ sa tử cung có nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng có thể xem TẠI ĐÂY. Việc ăn uống bổ sung dinh dưỡng chỉ giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh sa tử cung không thể coi đây là phương pháp chữa trị đặc biệt với cấp độ 2 trở lên.

 

VIDEO TOP THỰC PHẨM TỐT CHO TỬ CUNG PHỤ NỮ NÊN ĂN

 

Sa tử cung nên kiêng ăn gì? 4 nhóm thực phẩm không nên ăn khi bị sa tử cung

Để quá trình hồi phục co hồi tử cung diễn ra suôn sẻ, chị em phụ nữ cần hạn thế một số thực phẩm khiến bàng quang làm việc nhiều, tử cung bị gây áp lực. Thực phẩm nên kiêng cần tránh đối với người sa tử cung là:

sa-tu-cung-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-7.jpg
Thực phẩm cần tránh và hạn chế ăn cho người bị sa tử cung
  • Rượu: Khi uống rượu, nhiều người thường nhịn tiểu do ham vui, hoặc không thích chờ đợi, đi vệ sinh tại quán ăn, nhà hàng. Nhịn tiểu + uống rượu khiến các cơ, dây chằng sàn đáy chậu hoạt động quá mức do phải đỡ lượng đồ ăn trong cơ thể. 
  • Thực phẩm cay: Ăn nhiều ớt, nước sốt tiêu, củ cải ngựa, mù tạt, gừng,… có thể làm tổn thương, kích ứng niêm mạc bàng quang.
  • Thực phẩm có đường nhân tạo, chất làm ngọt (Splenda): Đây là yếu tố kích thích bàng quang hoạt động quá mức do thực phẩm này khó tiêu, lâu chuyển hoá thành dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà hay đồ uống có gas (soda và cả loại dành cho người ăn kiêng): các thức uống này làm lợi tiểu, kích thích bàng quang và thận hoạt động quá độ. Tử cung phải chịu sức nặng của nước tiểu và trọng lượng cơ thể phần trên trong thời gian dài sẽ khó có thể co hồi về vị trí cũ.

Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe tử cung là cách bổ trợ cho các phương pháp điều trị chính. Các chị em có thể bổ sung thực phẩm thảo dược có hàm lượng đạt chuẩn Bộ y tế, được các chuyên gia sinh sản phụ khoa khuyên dùng như viên uống Zlove

Zlove bộ sản phẩm chăm sóc vùng kín phụ nữ

Sau sinh, phái đẹp cần chủ động tìm hiểu các cách phục hồi sa tử cung sớm, để  tốn nhiều chi phí, thời gian và sức khỏe của bản thân nhé. Hãy lắng nghe, cảm nhận sự thay đổi của “cô bé”, chăm sóc đúng cách thanh xuân phụ nữ càng kéo dài hơn. Đó là toàn bộ những chia sẻ về chủ đề “sa tử cung nên ăn gì?” hy vọng đó là câu trả lời hữu ích cho thắc mắc của phần lớn chị em phụ nữ. 

 

>> Có thể bạn chưa biết: Zlove có cơ chế phục hồi cơ sàn đáy chậu rất ấn tượng thể hiện qua bài nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Sầm

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *