10 Tác dụng của hành tây đối với phụ nữ bạn đã biết chưa?

Hành tây – một nguyên liệu quên thuộc trong gian bếp, nhưng liệu bạn đã biết hết về những lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ? 

Tác dụng của hành tây đối với phụ nữ còn rất đa dạng, từ việc hỗ trợ cân bằng nội tiết, cải thiện tim mạch đến làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa. Hãy cùng khám phá những “bí mật” về hành tây ngay sau đây!

Tác dụng của hành tây đối với phụ nữ
Tác dụng của hành tây đối với phụ nữ là gì?

Hành tây – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất

Hành tây không chỉ là một loại rau củ, mà còn được coi là một “vị thuốc tự nhiên” nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú:

  • Hành tây chứa khoảng 9–10% carbohydrate, chủ yếu là đường đơn như glucose, fructose và sucrose.
  • Chất xơ trong hành tây chiếm khoảng 1.7%.
  • Vitamin C.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine).
  • Folate (Vitamin B9).
  • Kali.
  • Quercetin (flavonoid).
  • Sulfur hữu cơ.
  • Anthocyanin.

Với những thành phần quý giá này, hành tây đồng hành cùng phụ nữ trên hành trình chăm sóc bản thân từ trong ra ngoài.

10 tác dụng của hành tây đối với phụ nữ bạn không nên bỏ qua

Dưới đây là những tác dụng của hành tây đối với phụ nữ, được phân tích dựa trên các nghiên cứu khoa học và bằng chứng thực tế:

Cân bằng nội tiết tố nữ – hỗ trợ sức khỏe sinh sản

Phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hormone trong đời, từ tuổi dậy thì, mang thai, sau sinh đến tiền mãn kinh. Hành tây chứa phytoestrogen – một loại hợp chất thực vật có cơ chế hoạt động tương tự estrogen, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên.

Một nghiên cứu trên tạp chí British Journal of Pharmacology (2017) đã chỉ ra rằng phytoestrogen (trong hành tây) có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ và căng thẳng.

Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ

Hành tây giúp tăng sức khỏe tim mạch
Hành tây giúp tăng sức khỏe tim mạch

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh do sự suy giảm estrogen. Hành tây có thể giúp bảo vệ tim mạch nhờ khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).



banner quảng cáo viên uống zlove



Một phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2016) cho thấy việc bổ sung quercetin có tác dụng giảm huyết áp. Phân tích này cho thấy việc bổ sung quercetin giúp giảm huyết áp tâm thu trung bình khoảng 3,04 mm Hg và huyết áp tâm trương khoảng 2,63 mm Hg.

 

Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân tự nhiên, hành tây là một lựa chọn tuyệt vời nhờ vào hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn.

Giảm mụn, chống lão hóa

Hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, quercetin, selen, giúp làm sáng da, giảm thâm nám và ngăn ngừa lão hóa.

Nghiên cứu trên PubMed (2023) đánh giá toàn diện về tác dụng của quercetin có thể làm giảm tình trạng viêm da và hỗ trợ phục hồi da tổn thương.

Giảm gãy rụng, thúc đẩy mọc tóc

Bạn có biết rằng hành tây có thể giúp tóc mọc nhanh hơn và khỏe hơn? Hành tây chứa lưu huỳnh, một khoáng chất quan trọng giúp kích thích sản xuất collagen, nuôi dưỡng nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc.

Một nghiên cứu công bố trên Pubmed 2002 cho thấy 87% (20/23) người tham gia nghiên cứu có sự mọc lại tóc sau 6 tuần sử dụng nước ép hành tây.

 

Cải thiện sức khỏe sinh lý

Hành tây không chỉ tốt cho sức khỏe chung mà còn giúp phụ nữ cải thiện sinh lý nhờ vào khả năng tăng cường tuần hoàn máu.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Y khoa Cơ bản của Iran cho biết, hành tây tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục có thể thúc đẩy ham muốn, giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn và mạnh hơn với kích thích tình dụcc dẫn đến tăng khoái cảm.

Giảm nguy cơ ung thư

Hành tây chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, đặc biệt là quercetin, flavonoid và organosulfur, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng.

Cụ thêt một nghiên cứu được công bố trên PubMed (1996) cho thấy tiêu thụ hành tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Kháng khuẩn

Hành tây có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh nhờ vào sự kết hợp của flavonoid, allicin và sulfur hữu cơ. Những hợp chất này giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày), E. coli vi khuẩn gây sâu răng.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Pharmacology (2022) thảo luận về tác dụng chống H. pylori của các chiết xuất thực vật giàu flavonoid, bao gồm cả hành tây.

một nghiên cứu khác được công bố trên PubMed Central (2023) cho thấy sự kết hợp giữa chiết xuất hành tây và probiotic Bifidobacterium breve có hoạt tính chống H. pylori đáng kể.

Tăng cường sức khỏe xương

Ăn hành tây tăng sức khỏe xương khớp
Ăn hành tây tăng sức khỏe xương khớp

Phụ nữ, đặc biệt là sau tuổi 40, có nguy cơ loãng xương cao hơn do suy giảm nội tiết tố. Hành tây có thể giúp duy trì sức khỏe xương nhờ vào lượng quercetin, flavonoid và canxi dồi dào.

có một nghiên cứu liên quan được công bố trên tạp chí Menopause (2009) cho thấy phụ nữ tiêu thụ hành tây hàng ngày có mật độ xương tổng thể cao hơn 5% so với những người tiêu thụ hành tây ít hơn một lần mỗi tháng.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố trên PubMed (2016) cho thấy việc tiêu thụ nước ép hành tây có tác động tích cực đến mật độ khoáng xương và giảm mất xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Kiểm soắt bệnh tiểu đường

Hành tây có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu. Thành phần quercetin và hợp chất lưu huỳnh trong hành tây đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng hành tây hiệu quả

Cách sử dụng hanh tây hiệu quả
Cách sử dụng hanh tây hiệu quả
  • Ăn sống: làm salad hoặc ăn kèm với món ăn khác để tăng hương vị. Tuy nhiên, vì hành tây sống có mùi hăng và vị cay, bạn nên ngâm qua nước đá hoặc giấm trước khi ăn để giảm độ hăng.
  • Xào hoặc nấu chín nhẹ: Nếu bạn không thể ăn hành tây sống, xào nhẹ với dầu oliu, thịt bò hoặc hấp chín sẽ giúp bảo toàn một phần dưỡng chất mà vẫn làm giảm mùi hăng.
  • Làm nước ép hành tây: Bạn có thể ép hành tây lấy nước và thêm một ít mật ong uống trực tiếp.

Dùng hành tây để chăm sóc da mặt

Mặt nạ hành tây + mật ong: Trộn 1 muỗng nước ép hành tây với 1 muỗng mật ong – Trị mụn, giảm viêm

Mặt nạ hành tây + sữa chua: Trộn 1 muỗng nước ép hành tây với 2 muỗng sữa chua không đường – Làm sáng da, dưỡng ẩm

  • Đắp lên mặt trong 10-15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
  • Thực hiện 2 lần/tuần để giúp da sáng hơn.

Lưu ý khi dùng hành tây cho da mặt:

  • Thử lên tay trước khi applay lên mặt
  • Nếu thấy rát hoặc đỏ sau khi thoa, hãy rửa sạch ngay và ngừng sử dụng.
  • Tránh bôi hành tây trực tiếp lên vết thương hở.

Cách dùng nước ép hành tây để kích thích mọc tóc

Hành tây giàu lưu huỳnh, giúp kích thích nang tóc, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ tóc mọc nhanh hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tóc mỏng, tóc gãy rụng, hãy thử cách này.

Cách làm nước ép hành tây ủ tóc

Bước 1: Bóc vỏ 1 củ hành tây, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước, thêm một ít nước lọc.

Bước 2: Dùng bông gòn hoặc tay thoa đều nước ép lên da đầu.

Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong 5-10 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da đầu.

Bước 4: Để khoảng 30 phút rồi gội sạch bằng dầu gội dịu nhẹ.

Không để nước ép hành tây trên tóc quá lâu vì có thể gây kích ứng da đầu. Áp dụng 2-3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt

Những điều lưu ý khi dùng hành tây

Mặc dù hành tây mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tùy ý. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng hành tây:

  • Người bị đau dạ dày, trào ngược axit: Hành tây có tính cay, dễ gây kích ứng dạ dày, đặc biệt khi ăn sống. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược, nên hạn chế hoặc nấu chín trước khi ăn.
  • Người huyết áp thấp: Hành tây giúp hạ huyết áp, nhưng với người huyết áp thấp, ăn nhiều có thể gây hoa mắt, chóng mặt.
  • Có thể gây dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hành tây, biểu hiện như ngứa, phát ban, hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa.
  • Không nên ăn quá nhiều: Dù tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều hành tây có thể gây đầy hơi, khó tiêu hoặc mùi cơ thể nặng hơn. Liều lượng hợp lý là khoảng nửa củ/ngày.
  • Không nên ăn hành tây để qua đêm: Hành tây cắt dở dễ bị oxy hóa, biến chất và có thể gây hại cho sức khỏe nếu để quá lâu.

Hành tây không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mà còn là “bí quyết vàng” giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Từ việc cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ tim mạch, giảm cân cho đến chăm sóc da và tóc – tác dụng của hành tây đối với phụ nữ thực sự rất đáng để bạn khám phá và áp dụng!

Lê Thị Hồng Mai – Nhiên viên kinh nghiệm 10 năm công ty Grow Green AZ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *