6 Nguyên nhân buốt vùng kín khi đi tiểu ở phụ nữ thường gặp

Bạn có từng cảm thấy buốt vùng kín khi đi tiểu? Đây là một triệu chứng không hề hiếm gặp ở phụ nữ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên xem nhẹ. Buốt vùng kín khi đi tiểu có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản, nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, và cách xử lý hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân buốt vùng kín khi đi tiểu ở phụ nữ
Nguyên nhân buốt vùng kín khi đi tiểu ở phụ nữ do đâu?

6 Nguyên nhân buốt vùng kín khi đi tiểu ở phụ nữ thường gặp

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây buốt vùng kín khi đi tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn, thường là E. coli, xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm.

Triệu chứng thường gặp:

  • Cảm giác muốn đi tiểu liên tục, dù lượng nước tiểu ít.
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhói khi nước tiểu đi qua.
  • Đôi khi có lẫn máu, khiến bạn cảm thấy lo lắng.

Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu hoặc vệ sinh không đúng cách, nguy cơ mắc UTI sẽ cao hơn.

Viêm bàng quang

Ung thư bàng quang có thể gây ra nhiều vấn đề về tiết niệu, bao gồm tiểu buốt. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt cần chú ý, nếu chị em bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

Triệu chứng thường gặp:

  • Tiểu ra máu.
  • Cần đi tiểu thường xuyên và cấp bách, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Dòng nước tiểu chậm hoặc yếu.

Viêm âm đạo

Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chẳng hạn như viêm âm đạo do nấm Candida hoặc vi khuẩn, cũng có thể là thủ phạm gây buốt vùng kín khi đi tiểu.

Dấu hiệu nhận biết:



banner quảng cáo viên uống zlove



  • Khí hư bất thường: màu vàng, xanh hoặc có mùi khó chịu.
  • Ngứa, sưng tấy vùng kín.
  • Buốt hoặc đau âm đạo khi quan hệ tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia hoặc herpes sinh dục có thể gây buốt vùng kín khi đi tiểu. Nếu bạn thấy mụn nước, dịch mủ, hoặc cảm giác đau vùng chậu, hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Sỏi thận

Sỏi có thể di chuyển trong đường tiết niệu và gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến cảm giác buốt vùng kín khi đi tiểu. Triệu chứng thường gặp:

  • Cảm giác đau dữ dội, có thể lan ra sau lưng.
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng.
  • Buồn nôn và nôn khi cơn đau quặn xuất hiện.

Bị dị ứng hoặc kích ứng

Việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hóa chất mạnh, băng vệ sinh hoặc quần lót chật có thể gây kích ứng vùng kín, dẫn đến cảm giác buốt vùng kín khi đi tiểu.

Buốt vùng kín khi đi tiểu có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?

Nếu bạn chỉ gặp phải triệu chứng buốt vùng kín khi đi tiểu 1-2 lần và sau đó nó biến mất mà không kéo dài, có thể nguyên nhân là do một số yếu tố tác động nhẹ, chẳng hạn như thói quen vệ sinh không đúng cách hoặc sự kích ứng từ sản phẩm vệ sinh. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và thường sẽ tự khỏi khi bạn điều chỉnh lại thói quen.

Tuy nhiên nếu cảm giác buốt vùng kín khi đi tiểu kéo dài vài ngày, kèm theo đau bụng dưới, sốt, hoặc có máu trong nước tiểu thì bạn nên đi gặp bác sĩ thăm khám ngay. Không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí tính mạng.

Thăm khám bác sĩ khi buốt vùng kín khi đi tiểu kéo dài
Thăm khám bác sĩ khi tiểu buốt kéo dài và kèm các triệu chúng khác nguy hiểm

Các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín để lâu dài có thể là nguyên nhân dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vì vậy người bệnh không nên chủ quan cần kịp thời điều trị đúng cách.

 

Phòng ngừa buốt vùng kín khi đi tiểu

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo, tránh xà phòng có hương liệu mạnh để không gây kích ứng.

–  Uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Uống đủ nước giúp làm loãng vi khuẩn trong đường tiết liệu
Uống đủ nước giúp làm loãng vi khuẩn trong đường tiết liệu

–  Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và tránh các món có thể kích thích bàng quang như cà phê hay gia vị cay. Không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.

– Cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy bớt các loại vi khuẩn ra khỏi âm đạo.

– Không mặc đồ lót quá chật. Chọn đồ lót làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi.

– Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc thiền để giảm stress, giúp tăng cường sức đề kháng.

– Không được nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, mỗi lần đi tiểu cần cố gắng thải hết lượng nước tiểu có trong bàng quan

–  Khám phụ khoa định kỳ thường xuyên 1-2 lần 1 năm.

FAQs – Câu hỏi thường gặp về buốt vùng kín khi tiểu

1. Buốt vùng kín khi đi tiểu có tự khỏi không?

Nếu là kích ứng nhẹ, triệu chứng có thể tự giảm. Tuy nhiên, nếu kéo dài hoặc kèm theo máu, sốt, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

2. Có cần kiêng quan hệ tình dục khi bị buốt vùng kín không?

Nên kiêng quan hệ để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu nguyên nhân là nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục.

3. Buốt vùng kín khi đi tiểu có phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm không?

Không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng nếu triệu chứng kéo dài, bạn cần đi khám để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc sỏi thận.

4. Có thể sử dụng nước ép nam việt quất để giảm tiểu buốt không?

Nước ép nam việt quất có thể giúp hỗ trợ, nhưng không thay thế điều trị y tế. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *