Bị buốt vùng kín khi đến tháng là do đâu? Có thể gặp nguy hiểm!

Bị buốt vùng kín khi đến tháng không phải là vấn đề hiếm gặp, nhưng lại dễ bị bỏ qua do sự ngại ngùng hoặc thiếu thông tin. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe cần được chú ý.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý, và những giải pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe phụ khoa một cách toàn diện.

Bị buốt vùng kín khi đến tháng
Bị buốt vùng kín khi đến tháng có thể là triệu chúng của bệnh lý nguy hiểm!

Một số nguyên nhân bị buốt vùng kín khi đến tháng chị em thường gặp phải

Mất cân bằng nội tiết tố

Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự biến đổi hormone có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển. Điều này dẫn đến viêm nhiễm, gây cảm giác đau buốt vùng kín khi đến tháng và khó chịu.

Dấu hiệu:

  • Dịch có thể trở nên đặc hơn hoặc loãng hơn bình thường, màu sắc thay đổi từ trắng trong sang trắng đục hoặc vàng nhạt.
  • Cảm giác khô, rát, đặc biệt trong quan hệ tình dục.
  • Dễ cáu gắt, lo âu hoặc trầm cảm không rõ nguyên nhân.

Kích ứng từ sản phẩm vệ sinh

Sử dụng băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san không phù hợp, chứa hương liệu hoặc hóa chất có thể gây kích ứng da nhạy cảm vùng kín gây bị buốt vùng kín khi đến tháng.

Dấu hiệu:

  • Da bị đỏ, ngứa rát vùng kín sau khi sử dụng sản phẩm vệ sinh mới.
  • Xuất hiện các vết phát ban hoặc sưng nhẹ ở vùng kín.
  • Cảm giác khó chịu, đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với sản phẩm gây kích ứng.

Viêm nhiễm âm đạo

Viêm âm đạo thường do vi khuẩn hoặc nấm Candida gây ra, dẫn đến tổn thương niêm mạc vùng sinh dục, gây ngứa, đau rát vùng kín, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu:



banner quảng cáo viên uống zlove



  • Cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng kín.
  • Dịch có màu vàng hoặc trắng đục, mùi hôi, ra nhiều hơn bình thường.
  • Cảm giác đau đớn trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Cảm giác đau, nóng rát mỗi lần đi tiểu.

Viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau buốt khi đi tiểu, cảm giác rát và buồn tiểu liên tục. Trong kỳ kinh nguyệt, bị buốt vùng kín khi đến tháng nguy cơ này tăng cao do vi khuẩn từ băng vệ sinh hoặc tampon có thể xâm nhập vào đường tiết niệu.

Dấu hiệu:

  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.
  • Nước tiểu có màu đục, có thể lẫn máu hoặc mủ.
  • Cảm giác đau âm ỉ ở vùng lưng dưới hoặc bụng dưới.
  • Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là các khối u lành tính hình thành trong lớp cơ tử cung. Trong kỳ kinh nguyệt, những khối u này có thể gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, dẫn đến cảm giác đau buốt và áp lực ở vùng kín.

Dấu hiệu:

  • Kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài.
  • Đau vùng chậu, đặc biệt trong kỳ kinh.
  • Cảm giác buốt khi vùng tử cung bị co thắt mạnh.

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc bên trong tử cung, thường xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng viêm này có thể lan rộng, gây đau buốt vùng kín, đặc biệt khi tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài.

Dấu hiệu:

  • Đau dữ dội ở bụng dưới và vùng kín trong kỳ kinh.
  • Khí hư bất thường, có mùi hôi.
  • Sốt nhẹ hoặc mệt mỏi kèm cảm giác buốt rát.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tương tự như nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, thường là ở vùng chậu hoặc bàng quang. Trong kỳ kinh nguyệt, các mô này phản ứng với sự thay đổi hormone, dẫn đến viêm và kích thích dây thần kinh, gây đau buốt vùng kín khi đến tháng.

Dấu hiệu:

  • Đau nhói hoặc buốt ở vùng chậu và âm đạo trong kỳ kinh nguyệt.
  • Tiểu buốt hoặc đau khi đại tiện trong kỳ kinh.
  • Đau buốt khi quan hệ tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu hoặc herpes sinh dục có thể gây viêm nhiễm âm đạo và cổ tử cung, làm tăng độ nhạy cảm trong kỳ kinh nguyệt. Khi vùng kín chịu tác động của máu kinh và sự thay đổi hormone, các triệu chứng đau buốt trở nên rõ rệt hơn.

Dấu hiệu:

  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
  • Khí hư có màu lạ hoặc mùi khó chịu.
  • Đau buốt vùng kín kèm theo sưng tấy.

Khi nào cần đi gặp bắc sĩ

Cảm giác buốt vùng kín khi đến tháng có thể chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trường hợp cơn đau nhỏ, không cản trở chị em trong các hoạt động thường ngày, sau khi kết thúc kỳ kinh cơn đau này sẽ biến mất thì chị em không cần phải quá lo lắng.

Còn nếu tình trạng bị buốt vùng kín khi đến tháng trở nên:

  • Đau dữ dội kèm theo sốt hoặc chóng mặt.
  • Khí hư có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
  • Triệu chứng kéo dài sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.

thì phải lập tức báo cho bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đây là điều rất quan trọng vì nếu chậm điều trị chị em sẽ bị đe dọa đến sức khỏe sinh sản. Thăm khám sớm sẽ khắc phục nhanh chóng tình trạng đau vùng kín khi có kinh nguyệt cũng như ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thăm khám bác sĩ nếu buốt vùng kín trở nên nặng
Thăm khám bác sĩ nếu buốt vùng kín trở nên nặng và có dậu hiệu bất thường kèm theo

Cách xử lý buốt vùng kín khi đến tháng giảm đau hiệu quả cho chị em

Chườm ấm cho vùng kín

Chườm ấm giảm bị buốt vùng kín khi đến tháng hiệu quả
Chườm ấm giảm bị buốt vùng kín khi đến tháng hiệu quả

Đặt một túi chườm ấm hoặc một khăn ấm lên vùng bụng dưới để làm dịu cơn đau. Nhiệt độ ấm giúp thư giãn các cơ vùng chậu và cải thiện lưu thông máu, giảm bớt cảm giác buốt và đau nhức.

Sử dụng quần lót thoáng khí

Chọn loại quần lót bằng vải cotton, thoải mái và thoáng khí. Điều này giúp giảm độ ẩm và giữ vùng kín luôn khô ráo, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.

Thay băng vệ sinh 4-5 lần/ ngày

Băng vệ sinh hoặc tampon nên được thay sau mỗi 4-6 giờ để tránh tình trạng bí hơi và giữ vùng kín luôn khô thoáng. Việc để băng vệ sinh quá lâu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây đau buốt và khó chịu.

Vệ sinh đúng cách

Nên dùng nước sạch/dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ giúp diệt khuẩn và giữ độ cân bằng pH tại môi trường âm đạo. Tránh dùng các sản phẩm vệ sinh hóa chất có chứa nồng độ pH cao trong sữa tắm, xà phòng gội đầu… Đặc biệt, không thụt rửa âm đạo sâu và nên lau khô vùng kín bằng khăn bông mềm một cách nhẹ nhàng sau khi vệ sinh xong

Không vận động mạnh

Không vận động mạnh quá sức hoặc chạy nhảy trong những ngày có kinh để tránh ảnh hưởng đến cô bé trong ngày đèn đỏ.

Không quan hệ tình dục

Không nên quan hệ khi đến tháng va bi buot vung kin
Không nên quan hệ khi đến tháng

Tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị “đèn đỏ” vì điều này có thể khiến cơn đau nặng hơn và gây viêm nhiễm.

Uống thuốc giảm đau

Sử dụng các loại thuốc giảm đau có sẵn không cần đơn thuốc, như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà dược để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng đúng.

Sinh hoạt hợp lý

Ngủ đủ giấc, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để cơ thể lẫn tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress quá mức.

Uống đủ nước 

Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 1.5 – 2 lít nước) nhằm giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt cần hạn chế tối đa.

Tăng cường rau củ quả vào chế độ ăn

Tăng cường bổ sung rau xanh, củ, quả và trái cây tươi để cung cấp lượng vitamin, khoáng chất và năng lượng dồi dào, cải thiện tình trạng mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Không nên ăn đồ cay nóng và caffeine

Thể dục nhẹ nhàng

Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng như đi bộ, yoga, thiền,…

Câu hỏi thường gặp (FAQs)

1. Tôi nên sử dụng loại băng vệ sinh nào?

Chọn băng vệ sinh không mùi, không chất hóa học, và thay thường xuyên (mỗi 4-6 giờ) để tránh kích ứng và nhiễm trùng.

2. Làm sao để phân biệt đau thông thường và vấn đề nghiêm trọng?

Đau thông thường thường chỉ kéo dài trong vài ngày của kỳ kinh nguyệt và không kèm theo triệu chứng khác. Nếu đau kéo dài sau kỳ kinh, hoặc có kèm theo sốt, khí hư bất thường, bạn nên đi khám.

3. Các phương pháp tự nhiên có hiệu quả không?

Phương pháp tự nhiên như chườm ấm hoặc uống trà thảo mộc có thể giúp giảm đau tạm thời, nhưng không thay thế điều trị y tế nếu có vấn đề nghiêm trọng.

Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý cảm giác buốt vùng kín khi đến tháng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ nếu cảm giác đau buốt kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường. Hãy yêu thương và bảo vệ sức khỏe của mình, vì đó là nền tảng để bạn luôn rạng rỡ và tràn đầy năng lượng

>>>> Nguồn tham khảo:

What Causes Vulvar Pain During Your Period and How to Treat It
https://www.healthline.com/health/vulvar-pain-during-period#causes

 

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *