Cảnh báo nguy cơ mắc 3 loại ung thư dễ phát triển thành ‘‘ung thư vợ chồng’’

Vì sao hiện nay lại có nhiều cặp vợ chồng cùng mắc bệnh hiểm nghèo như nhau sau thời gian chung sống?

Ông L (tên người bệnh đã được thay đổi), 56 tuổi, người Trung Quốc, gần đây nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên ông đã đi khám và các xét nghiệm cho thấy ông bị ung thư phổi. Sau khi bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh thì được biết cách đây 4 năm thì vợ ông cũng bị ung thư phổi và hiện vẫn đang điều trị với liệu pháp nhắm trúng đích. Một điều trùng hợp giữa cả hai vợ chồng ông đó là loại khối u phổi đều là ung thư biểu mô tuyến. 

Vợ chồng có lây ung thư cho nhau hay không?

Ung thư vốn hình thành do các tế bào mô người tăng sinh và biệt hoá bất thường chứ không phải do vi khuẩn hay virus xâm nhiễm. Do đó mà các khối u ung thư không truyền nhiễm nên vợ chồng không có khả năng lây nhiễm cho nhau.

Thực tế, nguyên nhân dẫn đến những trường hợp nhiều cặp vợ chồng cùng mắc ung thư đó là do khi sống chung thì môi trường sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi giống nhau cùng với lối sống của người này ảnh hưởng đến người kia, làm cho nguy cơ ung thư chia đều. Ví dụ những trường hợp người chồng thích và thường xuyên hút thuốc ở nhà thì người vợ sẽ hít phải khói thuốc và nếu lâu dài thì khả năng mắc ung thư phổi của cả hai vợ chồng sẽ cùng tăng lên. 

Nhiều cặp vợ chồng cùng mắc một loại ung thư
Nhiều cặp vợ chồng cùng mắc một loại ung thư

Ba loại ung thư mà các cặp vợ chồng dễ mắc chung

  1. Ung thư gan

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan có thể đến từ tình trạng viêm gan do virus như viêm gan B. Vì loại virus gây viêm gan B (HBV) có tính lây lan nên nếu một trong hai vợ chồng bị nhiễm virus thì qua những tiếp xúc gần gũi hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người còn lại. Lúc này, nếu không điều trị dứt điểm virus viêm gan B thì có thể dẫn đến tình trạng xơ hoá gan, xơ gan và ung thư gan.

  1. Ung thư dạ dày

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì người nhiễm Helicobacter pylori có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày và loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm ở một mức độ nhất định. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Vì vậy, nếu người vợ hoặc chồng bị nhiễm Helicobacter pylori thì người kia cũng có khả năng lây nhiễm do tiếp xúc gần gũi.

Bên cạnh đó, việc chung sống gần gũi nên sẽ có nhiều thói quen giống nhau và việc cùng thích ăn các món đồ chiên, nướng, hun khói hay những thực phẩm chứa nhiều chất gây ung thư như nitrit, acrylamide thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

  1. Ung thư đại trực tràng

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng. Vì vậy, nếu vợ chồng cùng ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo thì nguy cơ các bệnh về đại trực tràng tăng lên, dễ mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và dẫn đến xuất hiện các khối u ác tính. 

Mặc dù ba loại bệnh ung thư trên có khả năng mắc chung ở các cặp vợ chồng nhưng không co nghĩa là một trong hai người mắc bệnh thì người còn lại chắc chắn mắc. 

Mọi người nên nắm được nguy cơ mắc ung thư đến từ nhiều yếu tố tác động. Bên cạnh môi trường thì yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh tật,…cũng có thể ảnh hưởng. Để ngăn ngừa ung thư thì có thể áp dụng một số cách sau:

  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, vận động thường xuyên để tránh thừa cân,béo phì.
  • Tiêm các loại vắc xin liên quan như vắc xin HPV, vắc xin viêm gan B
  • Nâng cao ý thức phòng bệnh và thường xuyên tầm soát ung thư.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *