Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại” 

Trứng vịt lộn, một món ăn truyền thống và giàu dinh dưỡng ở Việt Nam, thường được coi là món ăn bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, sau sinh ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của rất nhiều người, vì với sản phụ sau sinh, việc ăn uống bồi bổ là cần thiết, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể lợi không thấy, hại rước vào

Trứng vịt lộn – Món ăn siêu bổ dưỡng

Trứng vịt lộn hay hột vịt lộn (cách gọi của miền nam), là một trong những món ăn ưa thích của nhiều người. Trứng vịt lộn là trứng vịt đã phôi thai và phát triển thành hình, con non khoảng từ 9 đến 11 ngày tuổi. 

Trứng vịt lộn không chỉ là món ăn ngon, độc đáo của người Việt mà còn là món ăn siêu bổ với hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng
Trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng

Ước tính giá trinh dinh dưỡng mà một quả trứng vịt lộn mang lại gồm: 

  • 182 calo (năng lượng)
  • 13.7g protein
  • 14.2g chất béo
  • 116mg canxi
  • 2.1mg sắt
  • 212mg phốt pho 
  • 600mg cholesterol
  • 3.914UI vitamin A và nhiều loại Vitamin khác như C, B1, B2, PP…

Trứng vịt lộn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và phổ biến nhất là trứng vịt lộn luộc ăn kèm với gừng tươi, rau răm, muối tiêu. Đây là món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, hỗ trợ cải thiện thiếu máu, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý,… 

Sau sinh phụ nữ thường gặp tình trạng thiếu máu và cần rất nhiều năng lượng để phục hồi sức khỏe. Trứng vịt lộn với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy có tốt cho phụ nữ sau sinh không và sau sinh có nên ăn trứng vịt lộn không là thắc mắc của rất nhiều chị em. 

Sau sinh có ăn trứng vịt lộn được không?

Không chỉ quan tâm có nên ăn thịt vịt sau sinh mà trứng vịt lộn cũng đặc biệt được chú ý. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất và được coi là món ăn siêu bổ dưỡng để phục hồi sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn trứng vịt lộn. Theo các chuyên gia, việc ăn trứng vịt lộn sau sinh không đúng cách có thể gây hại cho mẹ khi đang mang thai và sau sinh. 

Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng không phù hợp để ăn sau sinh
Trứng vịt lộn bổ dưỡng nhưng không phù hợp để ăn sau sinh

Trứng vịt lộn không thích hợp với sản phụ sau sinh. Điều này là bởi cơ thể mẹ lúc này còn tương đối yếu, hệ tiêu hóa cũng đang trong quá trình phục hồi, trứng vịt lộn lại chứ quá nhiều đạm, chất béo và có tính kết dính cao, có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. đau bụng, tiêu chảy. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ mẹ, ăn trứng vịt lộn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Bé có thể bị đầy bụng, nôn trớ hay dị ứng. Nếu bé có các biểu hiện này, mẹ hãy tạm ngưng cho bé bú một thời gian và hãy dừng ăn trứng vịt lộn.

Khi đang mang thai, mẹ cũng không nên ăn trứng vịt lộn vì chứa hàm lượng vitamin A tương đối cao, khi ăn cùng thực phẩm giàu vitamin A có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, chậm phát triển ở trẻ.

Tóm lại, với thắc mắc “sau sinh có ăn trứng vịt lộn được không?” câu trả lời là không nên ăn trứng vịt lộn, đặc biệt là 6 tuần đầu sau khi sinh

Ngoài ra, một số đối tượng khác như người có bệnh nền về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy gan, suy thận, gout cũng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn nếu không muốn làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh. 

Sau sinh bao lâu được ăn trứng vịt lộn? 

Mẹ sau sinh không nên ăn trứng vịt lộn ngay nhưng không có nghĩa là suốt quá trình sau sinh không thể ăn. Tùy theo tình trạng sức khỏe, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn sau khi cơ thể đã phục hồi một phần. 

Mẹ có thể ăn trứng vịt lộn sau ít nhất 1 tháng sau sinh
Mẹ có thể ăn trứng vịt lộn sau ít nhất 1 tháng sau sinh

Đối với mẹ sinh thường: Mẹ CÓ THỂ ĂN trứng vịt lộn sau khoảng 4 hoặc 6 tuần sinh em bé. Lúc này, hệ tiêu hóa của mẹ đã gần như phục hồi và có thể hấp thu, chuyển hóa được hàm lượng dinh dưỡng cao của trứng vịt lộn. 

Đối với mẹ sinh mổ: Mẹ CÓ THỂ ăn trứng vịt lộn vào khoảng 3 tháng sau khi sinh em bé. Thời gian 3 tháng đầu mẹ tuyệt đối kiêng ăn trứng vịt lộn vì có thể thúc đẩy lượng protein trong cơ thể làm đầy phần thịt dưới vết mổ và gây tình trạng sẹo lồi, giảm độ đàn hồi của các mô cơ. Đặc biệt, những mẹ có cơ địa dễ bị sẹo lồi càng nên kiêng. Thời gian 3 tháng đủ để vết sẹo liền lại và mẹ có thể ăn trứng vịt lộn bình thường. 

Lợi ích của việc ăn trứng vịt lộn sau sinh 

Khi ăn trứng vịt lộn đúng cách và đảm bảo về thời điểm an toàn, trứng vịt lộn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Ăn trứng vịt lộn đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ăn trứng vịt lộn đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Một số lợi ích khi ăn trứng vịt lộn sau khi sinh bao gồm:

Cung cấp năng lượng: Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 calo và nhiều chất dinh dưỡng như đã phân tích ở phần đầu vì vậy ăn trứng vịt lộn có thể giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho mẹ.

Hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Kẽm, magiê và selen là những khoáng chất có trong trứng vịt lộn và chúng có liên quan đến việc giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Cung cấp sắt: Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp phòng chống thiếu máu, một tình trạng phổ biến sau khi sinh.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn sau sinh 

Nếu mẹ sau sinh muốn ăn trứng vịt lộn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi ăn trứng vịt lộn, nên kết hợp với gừng và rau răm để giảm bớt tính lạnh và ngăn chặn các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Trứng vịt lộn nên được rửa sạch và luộc chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
  • Ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng có thể giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn so với buổi tối.
  • Mẹ nên theo dõi phản ứng của bé khi cho con bú sau khi ăn trứng vịt lộn, nếu bé có dấu hiệu đầy bụng, nôn trớ, hoặc dị ứng, cần tạm dừng ăn trứng.

Thông qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề sau sinh có ăn được trứng vịt lộn không?”, lợi và hại của việc ăn trứng vịt lộn sau sinh, ăn khi nào và ăn thế nào để an toàn, tốt cho sức khỏe. Cập nhật thêm các kiến thức sau sinh tại ZLOVE.COM.VN nhé!

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *