Rau răm là một loại rau gia vị không còn quá xa lạ với người Việt. Không những vậy đây còn được biết là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh. Thế nhưng, phụ nữ sau sinh có ăn được rau răm không thì vẫn là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm, bởi những lo lắng rằng loại rau này có thể làm mất sữa. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của rau răm với sức khỏe
Rau răm được biết đến là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn như trứng vịt lộn, các món cá hay trong các món gỏi. Không những vậy, loại rau này còn biết đến với khả năng chữa được nhiều bệnh mà nhiều người chưa biết đến.
Theo y học cổ truyền, rau răm có tính ấm, vị cay nồng và mùi hơi hăng. Từ thời ông cha, rau răm đã được sử dụng như một loại thuốc lành tính chữa chứng khó tiểu, đau dạ dày, hạ sốt hay chống kích thích tình dục. Hơn nữa, nước ép rau răm đôi khi còn được dùng như một phương pháp dân gian giúp giải độc khi bị rắn cắn. Lá rau răm khi giã nát cũng có thể hạ sốt, chống nôn mửa, nấm ngoài da hay ngứa…
Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, trong rau răm có chứa các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, aldehyde béo và phenol, chẳng hạn như rutin, axit coumaric, quercetin và axit gallic. Chính vì vậy, loại rau này có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, ngăn ngừa virus hay thải độc khá tốt trong nhiều trường hợp.
Sau sinh có nên ăn rau răm không?
Rau răm có những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng với phụ nữ sau sinh luôn cần cẩn trọng rất nhiều trong sinh hoạt, ăn uống thì có thể lợi ích lại không nhiều như vậy. Với các mẹ bỉm, trong giai đoạn nuôi con việc tìm kiếm những thực phẩm lợi sữa hay có nguồn dinh dưỡng tốt giúp mẹ và bé nhanh chóng bình phục và phát triển.
Trên thực tế, rau răm không ảnh hưởng quá nhiều và cũng không thuộc các loại rau không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Thế nhưng, đây cũng không phải loại được khuyên dùng bởi với một vài trường hợp, rau răm có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, các mẹ cũng nên cân nhắc kỹ trước quyết định có nên ăn rau răm hay không.
Rau răm có gây mất sữa không?
Theo tương truyền dân gian, rau răm là loại cây mà các mẹ sau sinh không nên ăn bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa của mẹ. Nói cách khác loại rau thơm này có thể khiến mẹ rơi vào tình trạng mất sữa – điều mà bất cứ mẹ nào cũng lo lắng khi nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên, hiện tại đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu hay bằng chứng nào kết luận rằng loại rau thơm này có thể gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ bỉm. Ngược lại, theo các chuyên gia việc sữa nhiều hay ít của mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chế độ ăn uống chỉ đóng góp một phần.
Vì vậy, nếu thèm mẹ có thể ăn thử trước để xem cơ thể có phản ứng gì với các chất có trong rau răm không, nếu không thì mẹ có thể sử dụng bình thường mà không cần lo lắng gì.
Những mẹ bỉm không nên dùng rau răm?
Như đã trình bày ở trên, rau răm là một loại gia vị và cũng là loại thuốc tốt cho sức khỏe, nhưng có một số phụ nữ sau sinh không nên hoặc nên hạn sử dụng loại rau này.
Chị em chưa hết sản dịch
Sản dịch là phần không thể thiếu của chị em sau khi sinh em bé dù là sinh thường hay sinh mổ. Thông thường lượng sản dịch này sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể trong vòng 2 tuần tới 1 tháng, tùy từng cơ địa của mỗi người. Theo dân gian, rau răm có thể khiến sản dịch của người mẹ kéo dài hơn bình thường. Điều này khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và không thoải mái. Bạn cứ thử tưởng tượng việc vừa đến tháng vừa nuôi con nhỏ – thực sự là nỗi ám ảnh không thể diễn tả bằng lời.
Phụ nữ có cơ địa máu nóng
Rau răm theo y học cổ truyền có tính ấm nóng nên không phù hợp với những chị em có cơ địa nóng trong hoặc gầy yếu sau sinh. Bởi các thành phần có trong rau răm có thể làm tình trạng trở nên khó kiểm soát hơn. Mẹ khi nóng trong có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa và em bé như rôm sảy, ngứa rát hoặc khó chịu, ngủ không ngon.
Phụ nữ vừa hồi phục sau kỳ kinh
Một trong những nhóm đối tượng không nên sử dụng rau răm sau sinh đó là những mẹ vừa mới phục hồi kỳ kinh tức là có kinh trở lại sau khi sinh em bé. Một vài chuyên gia cho biết rằng một số hoạt chất có trong rau răm có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, mất kinh, chậm kinh…
Hy vọng với những chia sẻ trên của ZLOVE sẽ giúp các mẹ trả lời được câu hỏi “sau sinh có ăn được rau răm không?” và “rau răm có gây mất sữa không?”.
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi