Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng

Thời điểm sau sinh là giai đoạn nhạy cảm với người mẹ khi cơ thể phải thay đổi rất nhiều để chào đón em bé ra đời, trong đó bộ phần chịu nhiều tổn thương nhất chính là tử cung và âm đạo của người phụ nữ. Chính vì vậy, các chị em luôn đặt câu hỏi “sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại?”. Hãy cùng ZLOVE tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại?

Giai đoạn sau sinh là thời điểm quan trọng với cả mẹ và bé, bởi cơ thể của người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi và nhiều cơ quan cần thời gian để phục hồi. Bên cạnh, việc tìm hiểu các loại thực phẩm giúp lợi sữa, thì các mẹ cũng thường quan tâm tới việc âm đạo của mình bao lâu thì sẽ khép trở về như xưa, đặc biệt là với những mẹ sinh thường. 

Để chuẩn bị cho thời điểm em bé chào đời, âm đạo của người mẹ sẽ thay đổi giãn rộng để em bé có thể dễ dàng chui ra. Ngoài ra, với những mẹ sinh thường, trong quá trình sinh các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn để việc sinh nở của mẹ dễ dàng và an toàn cho bé hơn. Chính vì vậy khi sinh xong mẹ sẽ cảm thấy cửa mình dãn rộng như một chiếc cửa mở toang. Điều này khiến nhiều mẹ khá lo lắng về thời gian co hồi của khu vực nhạy cảm này.

Cửa mình của mẹ sẽ co hồi lại sau khoảng 6-8 tuần sau sinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Cửa mình của mẹ sẽ co hồi lại sau khoảng 6-8 tuần sau sinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cửa mình của người mẹ như một chiếc dây chun, nó sẽ dãn ra để chào em bé, sau đó sẽ co lại. Thông thường cửa mình sẽ co hồi lại sau từ 8-12 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Thế nhưng, với những mẹ sinh thường và đã sinh lần 2 hoặc lần 3 hoặc em bé quá to thì rất khó để khu vực này co hồi lại về đúng kích thước như trước đây mà chỉ được một phần nào đó. 

Ngoài ra, với những mẹ sinh mổ phần cửa mình vẫn bị dãn rộng bởi đây là cơ chế sinh học bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, vì em bé không sinh qua đường âm đạo của người mẹ nên việc co hồi sau sinh cũng nhanh hơn so với những mẹ sinh thường. 

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình co hồi cửa mình của mẹ

Về mặt lý thuyết, cửa mình của mẹ sau sinh sẽ co hồi lại như bình thường, nhưng mức độ và thời gian co hồi lại phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.

Phương pháp sinh em bé

Như đã trình bày ở trên, cửa mình của những mẹ sẽ bị tổn thương nhiều hơn dù cho em bé to hay bé. Hơn nữa, phần lớn các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn của mẹ theo chiều dọc, nên cửa mình sẽ lâu hồi phục hơn so với bình thường. Thời gian khép lại cũng dài hơn so với các mẹ sinh mổ. 

Số lần sinh em bé

Việc co hồi cửa mình của mẹ phụ thuộc khá nhiều vào số lần sinh của mẹ. Với những mẹ sinh lần đầu, vùng cơ ở phần đáy chậu, cửa mình vẫn còn có tính đàn hồi cao nên rất nhanh mẹ có thể cảm nhận được việc cửa mình khép lại. Thế nhưng, với những mẹ sinh lần hai, lần ba trở lên, hiện tượng co hồi tự nhiên sẽ diễn ra chậm hơn. Hơn nữa, khả năng co của cửa mình cũng không được như bình thường. Điều này có nghĩa là khả năng co hồi về vị trí ban đầu chỉ khoảng 70%-80%.



banner quảng cáo viên uống zlove



Kích thước và cân nặng của em bé

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới việc co hồi của mẹ, đặc biệt là những mẹ sinh thường chính là kích thước và cân nặng của em bé. Với những em bé có kích thước, cân nặng lớn hay phần đầu to sẽ khiến cửa mình cần giãn rộng hơn hoặc bác sĩ sẽ rách to hơn so với bình thường. Bởi khi đầu em bé to thúc xuống phần cửa mình, bác sĩ sẽ can thiệp bằng việc rạch tầng sinh môn, giúp em bé có thể chào đời dễ dàng hơn và mẹ cũng đỡ mất sức hơn. 

Những em bé có kích thước phần đầu to và cân nặng lớn sẽ khiến phần cửa mình dãn nở to hơn bình thường 
Những em bé có kích thước phần đầu to và cân nặng lớn sẽ khiến phần cửa mình dãn nở to hơn bình thường

Chế độ chăm sóc và sinh hoạt sau sinh 

Với các mẹ sau sinh, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phục hồi của người mẹ. Nếu các mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng tốt thì phần phụ cũng sẽ nhanh co hồi và về vị trí cũ nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập các bài tập chuyên biệt dành cho vùng này cũng sẽ giúp cửa mình khép lại tốt hơn cũng như tăng độ đàn hồi. 

Những nguy hiểm nếu cửa mình của mẹ không khép lại sau sinh

Về mặt sinh lý, cửa mình của chị em sẽ co hồi lại sau quá trình sinh con như một quy luật tự nhiên, và mức độ co hồi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như vừa nêu trên. Thế nhưng, trong một số trường hợp vì những nguyên nhân bệnh lý, hoặc cơ địa mà vùng này không co hồi hoặc mức độ co hồi rất chậm và thấp có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho người phụ nữ. 

Tăng nguy cơ viêm nhiễm phần phụ

Cấu tạo phần âm hộ của người phụ nữ rất đặc biệt không kín như nam mà mở chính vì vậy phần phụ của nữ sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn. Chính vì vậy, khi cửa mình không khép sau quá trình sinh con sẽ là cơ hội để vi khuẩn, nấm xâm nhập khiến vùng kín của chị em bị tổn thương, viêm nhiễm khó điều trị. 

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, sốt, sản dịch hôi, ngứa rát khó chịu, hoặc có thể tiểu buốt tiểu khó gây ra nhiều phiền toái. Hơn nữa, khi viêm tái đi tái lại khi không được điều trị đúng cách sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng ở phụ nữ như viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Đặc biệt, đây cũng có thể là một trong những nhóm lý do gây vô sinh ở nữ rất nguy hiểm.  

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung

Cửa mình đóng vai trò như một cánh cửa bảo vệ những bộ phận bên trong luôn được hoạt động tốt mà không bị viêm nhiễm tấn công. Chính vì vậy, khi khu vực này không được khép, các bó cơ tại đây cũng sẽ trở lên lỏng lẻo và mất liên kết với nhau, nên các bộ phận bên trong hay nói cách khác là tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Ở những giai đoạn nhẹ, tử cung có thể chỉ bị đẩy xuống gần cửa mình, nhưng ở những mức độ nặng hơn có thể xổ ra ngoài cửa mình mà chị em có thể chạm hay nhìn thấy được. 

Cửa mình không khép lại là nguyên nhân gây hiện tượng tử cung sa ra ngoài âm đạo 
Cửa mình không khép lại là nguyên nhân gây hiện tượng tử cung sa ra ngoài âm đạo

Triệu chứng của sa tử cung khá rõ ràng mà các mẹ có thể nhận thấy như cảm giác có vật lạ trong âm đạo, đau lưng, đau bụng dưới, khó đi tiểu, khó đại tiện, khó quan hệ tình dục,… Không những vậy, sa tử cung có thể gây ra các biến chứng nghiệm trọng như nhiễm trùng, loét, hoại tử tử cung, thậm chí là ung thư tử cung.

Ảnh hưởng trực tiếp tới lần sinh con tiếp theo

Không những là nguyên nhân gây ra những bệnh lý mà việc cửa mình của phụ nữ không khép lại cũng khiến cho việc mang thai những lần sau trở lên khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Cụ thể, khi cửa mình luôn trong trạng thái mở rộng, các bó cơ bị giãn thì việc tử cung được giữ đúng vị trí trở lên khó khăn và việc thai nhi phát triển trong tử cung của người mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. 

Khi mang thai, thông thường các mẹ sẽ trải qua những biến đổi về sức khỏe như thai nghén, ho… nên nếu tử cung không đủ khỏe, cửa mình không đủ chắc thì thai nhi sẽ rơi vào trạng thái sinh non, hay hỏng thai ở ngay những tuần đầu. 

Phương pháp co hồi tử cung sau sinh 

Phần lớn tử cung của chị em sẽ co hồi lại sau sinh từ 6-8 tuần tùy thuộc theo cơ địa của từng mẹ. Thế nhưng, để quá trình này diễn ra nhanh và đạt được hiệu quả hơn, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau đây.

Cho con bú trực tiếp thường xuyên

Một trong những cách đơn giản, dễ dàng mà mẹ nào cũng có thể áp dụng được giúp tử cung co hồi nhanh chóng chính là cho con bú trực tiếp. Việc cho bé bú trực tiếp không những giúp mẹ đẩy nhanh sản dịch ra ngoài cơ thể, hạn chế hiện tượng trầm cảm sau sinh mà còn giúp tử cung của mẹ co hồi về vị trí ban đầu. 

Khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone oxytocin. Đây là loại hormone kích thích tử cung co bóp để nhanh thu về kích thước ban đầu. Chính vì vậy, ngay sau sinh mẹ có thể cho bé bú ngay vừa kích thích sữa về vừa mang lại những lợi ích cho sức khỏe của chị em phụ nữ sau sinh. 

Massage tử cung theo hướng dẫn

Sau sinh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà và mẹ massage phần bụng dưới của mẹ để đẩy nhanh sản dịch ra ngoài cũng như giúp phần tử cung nhanh chóng co hồi lại về vị trí cũ. Tuy nhiên, không phải cách massage nào cũng mang lại hiệu quả, mẹ cần massage theo chiều kim đồng hồ và nhẹ nhàng tránh làm tổn thương phần phụ của mẹ.

Massage vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích tử cung co bóp 
Massage vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích tử cung co bóp

Việc massage cần phải thực hiện ngay sau sinh với mẹ sinh thường bởi sản dịch càng đẩy ra sớm mẹ càng khỏe và tử cung sớm co hồi mẹ cũng hạn chế được viêm nhiễm sau sinh. 

Thực hiện bài tập Kegel 

Một trong những bài tập mà các mẹ sau sinh nên tập đó chính là Kegel. Đây là bài tập trực tiếp vào các bó cơ phần phụ vừa tốt cho cơ sàn chậu vừa giúp cho tử cung co hồi, cửa mình cũng khép lại nhanh hơn so với những người không luyện tập. Kegel là một bài tập đơn giản mà bất cứ mẹ nào cũng có thể thực hiện được và tập được ở khắp mọi nơi, hay bất cứ khi nào rảnh rỗi, mẹ chỉ cần hít thở đều theo từng nhịp tập.

Tham khảo: Tổng hợp các Bài tập kegel giúp se khít vùng kín, tăng cường phục hồi của mình tự nhiên

Cửa mình của phụ nữ sau sinh sẽ tự co hồi lại sau khi sinh, nhưng thời gian và mức độ co lại sẽ phụ thuộc vào cơ địa, dinh dưỡng và quá trình tập luyện của mẹ. Hy vọng với những chia sẻ trên hữu ích với mẹ. 

Nguồn tham khảo:

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *