Thèm thịt vịt mẹ sau sinh có được ăn?

Thịt vịt là một món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Đây là thực phẩm bổ dưỡng và giàu đạm nhưng với mẹ sau sinh cần kiêng khem và cẩn thận trong chế độ ăn. Do đó, thịt vịt vẫn là một thắc mắc lớn khi các mẹ không biết có nên ăn hay không. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Hàm lượng dinh dưỡng của thịt vịt 

Thịt vịt là một loại thịt giàu dinh dưỡng, và thường xuất hiện trong bữa ăn của người Việt. Loại thịt này dễ ăn và dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Chính vì vậy, rất nhiều người yêu thích những món ăn từ thịt vịt. Hơn nữa, ở một số vùng miền, thịt vịt còn được xem là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc hay dịp quan trọng. 

Thịt vịt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng 
Thịt vịt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

Về mặt dinh dưỡng, 100g thịt vịt chứa đến 19 protein và 337 calo – lượng calo khá cao so với các loại thịt trắng hiện nay. Ngoài ra, trong thịt vịt còn chứa nhiều dưỡng chất và chất dinh dưỡng khác như canxi, phốt pho, magiê, đồng, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin D và vitamin E,…

Dưỡng chất cho hệ thần kinh

Đôi khi chúng ta chỉ nhớ đến thịt vịt như một ăn với hương vị thơm ngon mà không biết rằng loại thịt này có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong thịt vịt có chứa một lượng lớn axit pantothenic giúp kích hoạt và khởi động hệ thần kinh. Hoạt chất này sẽ giúp ngăn ngừa stress, giảm lo âu cũng như các hiện tượng trầm cảm khác thường gặp ở mẹ sau sinh.

Cải thiện quá trình tiêu hóa

Một trong những công dụng mà ít ai biết đến của thịt vịt đó chính là cải thiện tiêu hóa. Trong thịt vịt có một hàm lượng Niacin khá lớn giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo. Ngoài ra, chất này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất Niacin còn có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày và ruột, giúp đẩy lùi chứng khó tiêu ở mẹ bỉm hiệu quả. 

Thịt vịt có thể giúp mẹ bỉm cải thiện chất lượng tiêu hóa
Thịt vịt có thể giúp mẹ bỉm cải thiện chất lượng tiêu hóa

Ngăn ngừa thiếu máu

Một trong những vấn đề mà hầu hết các mẹ đều gặp phải sau sinh đó là thiếu máu. Do quá trình vượt cạn mẹ thường mất đi một lượng máu khá lớn. Vì vậy, sau sinh mẹ cần được cung cấp những bữa ăn giàu sắt và thịt vịt là một trong số đó. Hàm lượng vitamin B12 trong thịt vịt khá lớn. Điều này sẽ giúp cho các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình chuyển hóa các hợp chất quan trọng trong cơ thể. 

Ngoài ra, lượng sắt từ thịt vịt cũng khá dồi dào, rất phù hợp với những người bị thiếu máu do thiếu hồng cầu, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. 

Bên cạnh những tác dụng kể trên thịt vịt còn giúp tăng cường đề kháng, nuôi dưỡng da và tóc hiệu quả. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Sau sinh có ăn được thịt vịt không?

Mặc dù thịt vịt rất giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe nhưng với mẹ bỉm sau sinh thì cũng cần nhiều cân nhắc. Giai đoạn ở cữ là thời điểm quan trọng với cả mẹ và bé bởi mẹ cần dinh dưỡng và thời gian để phục hồi, bé cần nguồn sữa mẹ để phát triển và hoàn thiện. Chính vì vậy, trong giai đoạn này chế độ ăn uống và sinh hoạt luôn được các mẹ đặt lên hàng đầu.

Sau sinh mẹ có thịt vịt nhưng nên cân nhắc về tần suất ăn
Sau sinh mẹ có thịt vịt nhưng nên cân nhắc về tần suất ăn

Sau sinh có ăn được thịt vịt không hay những loại thực phẩm lợi sữa là chủ đề nhiều mẹ quan tâm. Theo dân gian, thịt vịt tuy bổ dưỡng nhưng lại có tính hàn nên với mẹ vừa trải qua quá trình vượt cạn đầy khó khăn và vất vả, có thể gây ra lạnh bụng, khó tiêu. Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian thì các mẹ nên hạn chế hoặc không nên ăn thịt vịt trong quá trình ở cữ.

Tuy nhiên, theo y học hiện đại lại cho những thông tin ngược lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt vịt có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phục hồi của người mẹ cũng như phát triển của em bé, nên mẹ có thể ăn được bình thường mà không phải lo lắng quá nhiều. Vì vậy, mẹ có thể cân nhắc đưa thịt vịt vào khẩu phần ăn hằng ngày để đa dạng các nhóm thức ăn và dinh dưỡng.

Mẹ cũng lưu ý rằng khi ăn mẹ nên ăn một chút ít một, sau đó tăng dần nếu như cơ địa của mẹ và bé không có phản ứng gì. Hơn nữa, mẹ cũng nên ăn thịt vịt sau 1 tháng ở cữ, với những mẹ sinh thường, thời gian này có thể tăng lên khoảng 2-3 tháng sau sinh. Mẹ cũng không nên ăn phần da hoặc mỡ của thịt vịt, thay vào đó chỉ lên ăn phần thịt nạc mà thôi.

Những lưu ý khi mẹ bỉm ăn thịt vịt

Như đã trình bày ở trên, thịt vịt là loại thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng theo đông y nó có tính hàn nên các mẹ cũng nên lưu tâm khi sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Với các mẹ mới sinh, mẹ chỉ nên ăn phần nạc của thịt vịt thay vì phần mỡ hay phần da vịt. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế được tối đa tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn thịt vịt. Bởi hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh còn khá yếu nên việc cẩn trọng trong phần thịt để ăn là điều quan trọng. 

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không ăn tiết canh vịt, thịt vịt sống dù có thèm đến đâu. Trong tiết canh hay thịt vịt sống có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Nhiều trường hợp mẹ có thể bị tiêu chảy hoặc ngộ độc rất nguy hiểm. Không những thế, mẹ cũng nên chọn những địa điểm uy tín để mua thịt vịt cũng như chế biến kỹ phần thịt vịt để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây bệnh. 

Bên cạnh đó, những mẹ có tiền sử bệnh gout, thận, hay tiêu hóa kém cũng nên cân nhắc trong việc sử dụng thịt vịt. Các chất có trong loại thịt này có thể khiến bệnh lý của mẹ thêm trở nặng và khó khăn trong điều trị bởi mẹ đang nuôi con nhỏ. Hơn nữa, mẹ cũng nên xen kẽ thịt vịt với các loại thực phẩm khác nhằm đa dạng thực nguồn dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ đã hiểu thêm về thịt vịt cũng như việc nên hay không nên sử dụng loại thịt này trong bữa ăn hằng ngày của mình.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *