Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai và những điều phải nắm rõ

Phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín là trường hợp không hiếm gặp, tình trạng này có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày và có thể tác động xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng. 

Giai đoạn mang thai cơ thể chị em có nhiều thay đổi như về nội tiết, tâm sinh lý, vóc dáng, sở thích, hoạt động thường ngày.

me-bau-bi-ngua-vung-kin-khi-mang-thai-1.jpg
Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng dễ gặp do nhiều nguyên nhân

1. Vì sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín? 

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai được cho là do yếu tố sau: 

Sự thay đổi của nội tiết tố nữ

Nồng độ nội tiết tố nữ thay đổi khi mang thai được cho là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều thai phụ bỗng nhiên bị ngứa vùng kín. Điều này được lý giải là do khi bắt đầu có thai cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone estrogen và progesterone nhiều hơn để cân bằng độ pH âm đạo làm âm đạo khô và ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ từng có tiền sử khô âm đạo và bị chàm bội nhiễm, nguy cơ bị ngứa âm đạo càng cao hơn. 

Với trường hợp thay đổi nội tiết tố cơ thể tiết nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến vùng kín “ẩm ướt” hơn cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, ngứa rát vùng kín. 

Do bệnh phụ khoa

Khi mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, chị em dễ bị mắc một số bệnh hơn. Trong đó, có nhiều bệnh phụ khoa có thể là tác nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai.  

Ngua-vung-kin-khi-mang-thai-3.jpg
Ngứa vùng kín có thể do các bệnh phụ khoa gây nên, cần được điều trị sớm
  • Viêm nhiễm âm đạo: Bệnh phụ khoa do vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm, ngứa rát, sưng đỏ ở vùng kín. Có thể kèm triệu chứng khí hư bất thường và có mùi hôi,…
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli là nguyên nhân khiến đường tiết niệu bị viêm và gây tình trạng âm đạo ngứa rát khi tiểu tiện. Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu còn có thể bị đi tiểu rắt, đau bụng, đi tiểu nhiều lần, tiểu có máu,…
  • Viêm lộ tuyến tử cung: Tình trạng các tế bào tuyến trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài, vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung, khiến dịch tiết nhiều và có mùi hôi, vùng kín bị ngứa rát, nóng và mẹ bầu có biểu hiện đau bụng dưới.
  • Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: giang mai, lậu,… là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín, đau buốt khi tiểu tiện, sưng tấy và mẩn đỏ âm đạo,…
  • Rận lông mu: Rận mu là những ký sinh trùng rất nhỏ, có màu trắng, có các chân bám dính vào da và lông nên khiến vùng mu luôn ngứa ngáy, khó chịu. Rận mu sống và phát triển bằng cách hút máu vật chủ, nên nếu không may gặp tình trạng này, mẹ bầu có thể thiếu máu để nuôi dưỡng thai nhi. 

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai khác 

  • Ngứa vùng kín khi mang thai cũng có thể do việc vệ sinh vùng kín hằng ngày chưa đúng cách. 
  • Do dị ứng với dung dịch vệ sinh vùng kín, sữa tắm, nước hoa vùng kín, nước xả vải,…
  • Do đồ lót có chất liệu bí bách, mặc quá chật,…

2. Bị ngứa vùng kín khi mang thai có sao không? 

Bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không hay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây ngứa vùng kín mà tác động của nó đến thai phụ và thai nhi sẽ khác nhau. 

Ở mức độ bình thường, ngứa do khô âm đạo, thay đổi nội tiết tố, không phải viêm nhiễm bà bầu chỉ cảm thấy khó chịu, bất tiện, khó tập trung và căng thẳng hơn nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy khiến mẹ bầu phải gãi, chà sát vùng kín có thể gây xước, tổn thương, lở loét,… tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Nếu thai phụ ngứa vùng kín do bệnh lý phụ khoa, nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé, gây sảy thai hoặc sinh non. Ngứa vùng kín nếu do vi khuẩn, nấm,… gây ra thì trẻ sinh ra nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu cao hoặc thị giác bị ảnh hưởng vì lây nhiễm từ mẹ. 

me-bau-bi-ngua-vung-kin-khi-mang-thai-2.jpg
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, em bé có sức đề kháng kém khi chào đời

Việc điều trị bệnh phụ khoa phải dùng thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, vậy nên mẹ bầu nên thăm khám và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Bởi một số thuốc trị ngứa có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ, tim mạch, hệ xương của thai nhi. 

3. Ảnh hưởng của ngứa vùng kín theo từng giai đoạn của thai kỳ: Hiểu để phòng ngừa! 

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu (tháng đầu đến tháng thứ 3)

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố bắt đầu có sự thay đổi và cơ thể chưa quen với sự thay đổi nảy, hệ miễn dịch suy yếu hơn, khả năng ngứa vùng kín hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó, thai nhi 3 tháng đầu chưa có sự ổn định, nếu ngứa vùng kín không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến sảy thai. 

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng giữa (tháng thứ 3 đến tháng thứ 6)

Ở giai đoạn giữa thai kỳ, nội tiết tố sẽ thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi, nên khả năng âm đạo bị viêm ngứa xảy ra cao hơn. Tuy nhiên, lúc này thai nhi đã được hình thành, làm tổ và ổn định trong tử cung nên mẹ bầu có thể bớt lo lắng về nguy cơ sảy thai hơn. 

Nhưng tuyệt đối không được chủ quan bởi giai đoạn này thai nhi đang phát triển mạnh và chịu nhiều tác động từ sức khỏe của mẹ. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cao nếu mẹ sinh thường, ảnh hưởng sự phát triển về hệ xương, mắt, não, tim. 

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối (tháng thứ 6 đến tháng thứ 9) 

Nếu tình trạng ngứa vùng kín xảy ra ở giai đoạn này sẽ khó xử lý hơn bởi cơ thể mẹ bầu đã rất nặng nề. Nguy cơ trẻ bị sinh non, thiếu tháng cao. Trẻ cũng có thể gặp các vấn đề liên quan đến da, mắt, đường hô hấp do vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang trẻ khi sinh thường.

4. Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu

Bị ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.  Dưới đây là một số giải pháp trị ngứa vùng kín khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý. 

me-bau-bi-ngua-vung-kin-khi-mang-thai-3.jpg
Ngứa vùng kín khi mang thai cần được điều trị càng sớm càng tốt

Giải pháp trị ngứa vùng kín tức thời 

Đối với những trường hợp ngứa không nghiêm trọng, mẹ bầu có thể xử lý tại nhà bằng một số giải pháp sau:

  • Ăn sữa chua: giúp giữ cân bằng độ pH trong âm đạo, tăng lợi khuẩn, đẩy lùi hại khuẩn. Nên chọn sữa chua không đường, ít chất béo tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. 
  • Dùng baking soda: Pha bột baking soda và rửa vùng kín từ 10-15 phút để giảm viêm ngứa, sau đó rửa lại bằng nước sạch, làm khô bằng khăn mềm. Baking soda được chứng minh là có khả năng làm dịu vết đau ngứa, loại bỏ vi khuẩn và thường được dùng làm gia vị trong việc nấu ăn. 
  • Mặc quần áo thoải mái: Lựa chọn cho mình những chiếc quần lót thông thoáng, mềm mại với chất liệu cotton, đầm bầu rộng rãi, phù hợp để có thể cảm thấy thoải mái hơn.
  • Chườm lạnh vùng kín: Chườm một chiếc khăn lạnh lên vùng âm đạo sẽ giúp giảm ngứa, giảm đau rát nhanh chóng. Tránh sử dụng nước ấm nóng bởi sẽ khiến các mô bị kích thích và ngứa nhiều hơn. Không dùng đá lạnh trực tiếp để tránh bị bỏng lạnh. 
  • Dùng khăn giấy ướt: Giải tỏa cơn ngứa nhanh an toàn, mẹ bầu có thể dùng khăn giấy ướt để lau vùng kín nhẹ nhàng. Chọn loại giấy ướt không mùi, không cồn, không hóa chất để tránh kích ứng. 

Vệ sinh vùng kín bị ngứa khi mang thai

Vệ sinh vùng kín là việc làm hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách vệ sinh đúng cách. Vùng kín bị ngứa, viêm nhiễm khi mang thai chị em chú ý cách vệ sinh hằng ngày dưới đây: 

  • Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày
  • Sử dụng nguồn nước sạch sẽ để vệ sinh vùng kín
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo
  • Cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng, tránh để tình trạng có rận mu hay vi khuẩn trú ngụ
  • Sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh, sữa tắm hoặc chất tiếp xúc với vùng kín có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ, không chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. 

Zlove Cool – Xịt kháng khuẩn vùng kín hỗ trợ giảm viêm ngứa vùng kín 

Khi bị ngứa vùng kín chị em có thể sử dụng sản phẩm Zlove Cool trong quá trình vệ sinh hằng ngày để hỗ trợ giảm viêm, ngứa. Zlove Cool với thành phần từ chiết xuất trà xanh có tác dụng  kháng khuẩn, chống oxy hóa cao; chiết xuất lô hội giúp cân bằng độ pH, làm mềm, kháng viêm; nano Bạc (Ag+) vừa khử mùi hôi, diệt khuẩn, chống nấm hiệu quả. 

bảo vệ cô bé suốt ngày dài với zlove cool
Zlove Cool hỗ trợ giảm viêm ngứa vùng kín từ thành phần tự nhiên

Zlove Cool có hương thơm dịu nhẹ, làm dịu mát vùng kín bị ngứa rát tức thì. Bên cạnh đó các thành phần có tác dụng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh, phòng và giảm viêm nhiễm hiệu quả. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận an toàn bởi Bộ Y Tế, không gây kích ứng da, có thể sử dụng cho bà bầu (không bị mẫn cảm với các thành phần đã nêu trên). 

Thiết kế dạng xịt cũng cực kỳ thuận tiện cho mẹ bầu mang theo người và sử dụng sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc bất cứ khi nào. Chỉ cần xịt và để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Có thể sử dụng sớm để phòng tránh viêm nhiễm, ngứa âm đạo khi mang thai. 

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp ngứa vùng kín, mẹ bầu vẫn nên thăm khám sớm để hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là khi nghi ngờ ngứa âm đạo do các bệnh phụ khoa sẽ phải điều trị bằng thuốc, cần có sự kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Một số loại thuốc sử dụng khi mang thai có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non. Vì vậy, mẹ bầu khi bị ngứa vùng kín tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi, đặt âm đạo, uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. 

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt về sức khỏe và tâm sinh lý. Vì vậy mẹ bầu hãy chăm sóc bản thân thật tốt, có thế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám định kỳ và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh bình an nhé.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *