Cách cân bằng pH âm đạo đơn giản cho các chị em!

Độ pH ở âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và ngăn ngừa hại khuẩn phát triển, đồng thời cảnh báo sức khỏe vùng kín. Bởi vậy, nếu biết cách cân bằng pH âm đạo, các chị em sẽ chăm sóc “cô bé” khỏe mạnh hơn.

Cân bằng pH âm đạo là gì?

Âm đạo là ống cơ trơn có khả năng đàn hồi được nối từ âm hộ đến cổ tử cung. Vị trí của âm đạo nằm giữa, bàng quang và trực tràng. Niêm mạc âm đạo là biểu mô có độ nhạy cảm cao với hormone sinh dục nữ, tầng tế bào trung gian, tế bào bề mặt chứa glycogen phát triển dày lên dưới tác động của estrogen.

Môi trường bên trong âm đạo có hệ vi sinh vật vô cùng phong phú, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, trong đó Lactobacillus sp chiếm khoảng 50-80%. Dưới tác động của Lactobacillus sp, glycogen được chuyển thành acid lactic khiến môi trường âm đạo duy trì tính axit ở mức pH 3,8-4,5 – đây được gọi là pH sinh lý của âm đạo.

Khi hệ vi sinh vật thường trú ở âm đạo cân bằng, hệ sinh dục nữ sẽ có cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại các tác nhân xâm nhập bên ngoài và gây bệnh bên trong.

Để vùng kín luôn khỏe mạnh, môi trường âm đạo bên trong cần duy trì ở mức 3,8-4,5

Tại sao độ pH ở âm đạo mất cân bằng?

Những yếu tố dưới đây có thể làm thay đổi độ pH trong âm đạo của các chị em phụ nữ:

  • Tinh dịch

Nếu trong quá trình quan hệ các chị em không dùng biện pháp bảo vệ (bao cao su) thì có thể khiến môi trường âm đạo mất cân bằng do tinh dịch có tính kiềm.



banner quảng cáo viên uống zlove



  • Dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn loại bỏ luôn cả lợi khuẩn trong cơ thể, khiến âm đạo mất cân bằng pH.

Uống quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tiêu diệt lợi khuẩn trong vùng kín

  • Thụt rửa sai cách

Thói quen thụt rửa không chỉ khiến âm đạo bị tổn thương mà còn làm lây lan vi khuẩn gây hại trong âm đạo, ảnh hưởng đến độ cân bằng pH trong vùng kín. Ngay cả nước bình thường cũng đã có độ pH là 7 – cao hơn rất nhiều so với môi trường acid trong âm đạo. Không chỉ vậy, các hương liệu có trong nước thụt nửa cũng có thể gây kích ứng bên trong.

Các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến vùng kín nếu vệ sinh sai cách

  • Chu kỳ kinh nguyệt

Khi đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố nữ thay đổi khiến độ pH trong âm đạo cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, máu kinh nguyệt có tính kiềm cao (độ pH khoảng 7,4) nên khi chảy qua âm đạo sẽ khiến môi trường mất cân bằng. Một số chị em còn cảm thấy ngứa râm ran ở vùng kín khi đến kỳ.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Đường tiết niệu bị nhiễm trùng không làm tăng độ pH trong âm đạo. Tuy nhiên khi pH tăng lên có thể khiến một số chị em có nguy cơ mắc phải UTIs. Hiện tượng này thường xảy ra khi phụ nữ bị suy giảm nồng độ estrogen khi mãn kinh, vì lượng estrogen thấp cũng khiến độ pH tăng lên.

  • Cho con bú

Khi phụ nữ cho con bú, nồng độ estrogen giảm xuống để đẩy hormone kích thích tiết sữa, vô tình khiến âm đạo chịu ảnh hưởng xấu. Bởi vậy, nếu chị em đang cho con bú, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa để kiểm soát độ pH âm đạo một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Phụ nữ cho con bú có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe vùng kín

 

  • Mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, độ pH trong âm đạo thường ở mức 5,3, cao hơn độ pH sinh lý bình thường rất nhiều. Bởi vậy, phụ nữ mãn kinh thường có nhiều thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn này.

Điều gì xảy ra khi mất cân bằng pH ở âm đạo?

Sự cân bằng của vi sinh vật trong âm đạo và sự duy trì độ pH sinh lý ở mức 3,8-4,5 sẽ giúp xây dựng hàng rào bảo vệ vùng kín chống lại các tác nhân gây bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài.

Khi một nguyên nhân nào đó tác động khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ này sẽ mất đi hiệu quả, dẫn đến sự sinh sôi, nảy nở của các vi sinh vật có hại. Triệu chứng thường gặp là âm đạo bị viêm nhiễm, tiết nhiều khí hư bất thường, ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.

Đồng thời, nếu các chị em không kịp thời phát hiện và chữa trị, tình trạng viêm nhiễm này sẽ tác động ngược trở lại khiến độ pH mất cân bằng hơn, hình thành một vòng xoắn bệnh lý. Khi pH âm đạo mất cân bằng, quá trình thụ thai của các chị em cũng bị cản trở do tinh trùng bị tiêu diệt khi mới vào trong âm đạo.

Nhiều trường hợp chị em chủ quan để bệnh lý kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lây lan đến cổ tử cung gây viêm nhiễm, thậm chí là vô sinh.

Khi mất cân bằng pH âm đạo, vùng kín thường bị viêm nhiễm

 

Cách cân bằng pH âm đạo đơn giản cho các chị em

Để âm đạo duy trì pH ở mức bình thường, các chị em có thể thực hiện theo một số lời khuyên của các chuyên gia dưới đây:

  • Vệ sinh vùng đúng cách: Sau khi đi vệ sinh, chị em nhớ lau khô vùng sinh dục bằng giấy sạch hoặc vải bông mềm. Ngoài ra việc vệ sinh vùng kín chỉ nên rửa ở bên ngoài, tránh thói quen thụt rửa, chà xát mạnh gây tổn thương bên trong.
  • Thay quần lót sạch sau khi tắm rửa, đi bơi và thay băng vệ sinh thường xuyên (trung bình khoảng 4 tiếng nên thay 1 lần).
  • Hạn chế mặc quần lót quá chật, vải khó thấm mồ hôi, nên mặc rộng rãi thoáng mát và chất liệu cotton.
  • Sử dụng bao cao su khi làm “chuyện ấy”. Cách làm này không chỉ giúp các chị em phòng tránh các bệnh xã hội mà còn ngăn tinh dịch có tính kiềm tác động xấu tới môi trường pH trong âm đạo.

Bao cao su có thể ngăn âm đạo tiếp xúc với tinh dịch có tính kiềm cao

  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho âm đạo như sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nặng mùi.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần dịu nhẹ, tự nhiên để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa. Chị em có thể chọn loại gel rửa hoặc xịt kháng khuẩn nếu muốn thuận tiện chăm sóc vùng kín ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Các loại xịt kháng khuẩn có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo

  • Đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý và kịp thời chữa trị.

Để ý đến những thay đổi của cơ thể sẽ giúp các chị em tránh được các vấn đề mất cân bằng pH vùng kín và nhiễm trùng phụ khoa. Bởi vậy, hãy cẩn thận theo dõi hàng ngày và thử áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên để “cô bé” luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *