Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai 

Hiện tượng nghén khi mang thai là hết sức bình thường ở mọi phụ nữ, đánh dấu sự phát triển của thai nhi ở trong cơ thể người mẹ. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà giai đoạn thai nghén có biểu hiện và cảm giác khác nhau, nhưng đa phần đều là những triệu chứng khiến cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống thường ngày.

Vậy làm thế nào để mẹ có thể giảm được nghén khi mang thai, vừa nuôi dưỡng được thai nhi mà lại vẫn thỏa mãn được nhu cầu sinh lý một cách an toàn?

Hầu như phụ nữ nào cũng gặp tình trạng nghén khi mang thai

Giai đoạn thai nghén thường diễn ra trong bao lâu?

Theo thống kê, có đến 91% phụ nữ bắt đầu gặp cơn ốm nghén rõ ràng từ khoảng tuần thứ 6-8 kể từ khi mang thai, ở một số người có thể diễn ra sớm hơn từ tuần thứ 4-5. Hiện tượng này thường sẽ kéo dài cho đến hết 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó giảm dần rồi gần như hết hẳn, nhường chỗ cho những cảm giác của giai đoạn phát triển thai nhi tiếp theo. Các mẹ sinh từ bé thứ hai trở đi thường sẽ bớt ốm nghén hơn khi sinh con đầu lòng.

Nếu mẹ bị ốm nghén kéo dài đến cả tam cá nguyệt thứ hai, thậm chí là qua cả tam cá nguyệt thứ ba hoặc gần như suốt thai kỳ thì sẽ là một điểm không bình thường, cần được chú ý đặc biệt về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy giữ lịch đi khám thai đều đặn, cập nhật đầy đủ tình trạng của cơ thể cho bác sĩ để được theo dõi tốt nhất, có những biện pháp chăm sóc phù hợp.



banner quảng cáo viên uống zlove



Ốm nghén thường dẫn tới cảm giác khó chịu, buồn nôn

Các triệu chứng ốm nghén do mang thai 

Do cơ địa mỗi người mỗi khác nên các triệu chứng ốm nghén khi mang thai cũng không giống nhau hoàn toàn, nhưng có thể tóm lại một số điểm chung như sau:

  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn thường xuyên, nhiều lần trong ngày, có khi nôn hết tất cả thức ăn đã ăn ra ngoài.

Điều này là do nồng độ của các nội tiết tố trong cơ thể mẹ đang tăng cao, trong đó có thành phần làm giãn cơ của các cơ quan trong hệ tiêu hóa làm cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy dần lên thực quản, từ đó có cảm giác buồn nôn. Tùy theo mức độ của các cơn giãn hoặc co thắt mà mẹ sẽ bị buồn nôn nhiều hay ít.

  • Đi kèm với đó có thể là chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi.

  • Ăn không ngon miệng hoặc chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể.

  • Cơ thể mất nước, cảm thấy da, tóc, mắt…bị khô, nóng trong người

  • Hay thấy chóng mặt, hoa mắt, đi không vững, sa sầm mặt mày. Mỗi khi chuyển từ trạng thái ngồi sang đứng hay bị mất thăng bằng, nhiều khi quá mệt có thể dẫn đến lả người, ngất xỉu.

  • Giảm cân hoặc tăng cân bất thường

  • Thèm ăn, ăn mãi không thấy no, thèm ăn nhiều món đến bứt rứt, ăn nhiều hơn bình thường.

  • Khó chịu khi ngửi thấy mùi đồ ăn nhất là các đồ ăn có mùi nồng, nhiều dầu mỡ.

Ốm nghén gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người mẹ

Làm sao để giúp giảm ốm nghén khi mang thai 

Việc ốm nghén không thể bị làm biến mất hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm bớt để ít gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mẹ. Các biện pháp khắc phục ốm nghén an toàn nhất, dễ làm nhất chính là mẹ nên điều chỉnh lối sống, giờ giấc sinh hoạt và có chế độ ăn phù hợp.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi xen kẽ với thời gian làm việc, tránh làm việc căng thẳng kéo dài, không nên làm việc quá sức hoặc ngồi nhiều một chỗ ít vận động

  • Ngủ đủ giấc, giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục, trao đổi chất tốt và thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi

  • Nghe nhạc, chơi game và tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo, tập yoga… để thư giãn tinh thần

  • Bổ sung nhiều nước: ốm nghén, nôn nhiều dễ khiến mẹ bị mất nước. Điều này rất nguy hiểm và dẫn tới những hậu quả tồi tệ hơn như mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, chóng mặt nhiều hơn. Mẹ hãy uống nước làm nhiều lần, mỗi lần có thể chia làm nhiều ngụm nhỏ, uống giữa các bữa ăn. Mẹ cũng chú ý đừng uống nước quá nóng hoặc quá lạnh nhé.

  • Chia nhỏ các bữa ăn: Lúc này dạ dày và các cơ quan tiêu hóa bị chèn ép nên lượng thức ăn mẹ tiếp nhận được trong một bữa sẽ ít hơn bình thường. Hãy chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa để đảm bảo dạ dày luôn có thức ăn mà không bị quá tải, buồn nôn nhé.

  • Tránh xa các thực phẩm có mùi kích thích, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc quá cứng.

Trong quá trình ốm nghén, người mẹ vẫn có nảy sinh nhu cầu sinh lý, mong muốn chuyện yêu. Vậy làm thế nào để mẹ có thể giảm được nghén khi mang thai, vừa nuôi dưỡng được thai nhi mà lại vẫn thỏa mãn được nhu cầu sinh lý một cách an toàn?

  • Tìm hiểu để lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp, nhẹ nhàng

  • Tần suất quan hệ không nên quá dày đặc

  • Sử dụng các sản phẩm bôi trơn, phụ trợ cho tư thế quan hệ được thoải mái

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh cho vùng kín như Zlove Cool để kháng khuẩn, giữ cho vùng kín khỏe mạnh, tăng cảm giác thăng hoa.

Hầu như người mẹ nào cũng trải qua quá trình thai nghén khi mang bầu em bé. Dù biểu hiện khác nhau, mức độ khó chịu ít hay nhiều thì những quan tâm chăm sóc từ cơ thể đến các nhu cầu tâm-sinh lý đều mang lại hiệu quả, xoa dịu những cơn ốm nghén của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy dành thời gian lắng nghe cũng như chăm sóc, chiều chuộng cơ thể mình nhiều hơn và cùng em bé vượt qua những cơn ốm nghén ẩm ương nhé!

https://zlove.com.vn/vung-kin-chay-mau-bat-thuong-phai-xu-ly-nhu-the-nao/?

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *