Sau sinh, cơ thể mẹ thay đổi một cách rõ rệt. Một trong những thay đổi lớn nhất mà bản thân các mẹ “bỉm sữa” đều nhận ra chính là vùng kín của mình. Vì thế, làm thế nào để chăm sóc “cô bé” sau sinh cũng như phục hồi vùng “tam giác yêu” ngon nghẻ như xưa. Dưới đây là những bí quyết chăm sóc vùng kín đơn giản, hiệu quả và tự nhiên.
Những thay đổi lớn về vùng kín mà mẹ sau sinh cần biết
Hầu hết, các mẹ sau sinh đều có những biến đổi lớn ở vùng kín. Trong đó, phải kể đến những thay đổi dưới đây:
Khô âm đạo
Âm đạo của chị em được giữ ẩm và khỏe mạnh là nhờ dịch nhầy ở cổ tử cung. Chất dịch này giúp bôi trơn âm đạo, giữ cho âm đạo không bị “hạn hán”, đồng thời giúp bảo vệ các mô âm đạo tránh những tổn thương và nhiễm khuẩn khi ân ái.
Tuy nhiên, sau sinh hầu hết chị em đều giảm lượng lớn hormon Estrogen khiến dịch nhờn không tiết ra nhiều như trước nữa. Điều này khiến quan hệ vợ chồng trở nên khó khăn, cảm giác đau rát ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
Vùng kín bị thâm đen
Đây là tình trạng phổ biến của các mẹ sau sinh. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi estrogen một cách thất thường. Hầu hết, chị em đều cảm thấy tự ti về vùng kín sẫm màu ảnh hưởng lớn đến đời sống vợ chồng cũng như tâm lý của các mẹ.
Vùng kín nặng mùi hơn
Sau sinh, không chỉ vùng kín mà toàn bộ cơ thể mẹ sẽ nặng mùi hơn. Vì thế, chị em nên rửa âm đạo thường xuyên bằng nước ấm hoặc xông hơ vùng kín để cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng cũng như loại bỏ mùi hôi khó chịu là chăm sóc cô bé sau sinh mà bạn nên lưu lại.
Sản dịch sau sinh sẽ kéo dài vài tuần
Dịch tiết âm đạo hay còn sản dịch xuất hiện ở các mẹ sau sinh. Sản dịch gồm: Vi khuẩn, máu và những mảng ô hoại tử được bong tróc ra từ lớp niêm mạc ở cổ tư cung.
Những ngày đầu sau sinh, sản dịch chứa nhiều máu và có màu đỏ tươi giống như thời kỳ kinh nguyệt của chị em. Càng về sau, lượng sản dịch ít đi và chuyển sang màu hồng nhạt. 10 ngày tiếp theo thì sản dịch tiết ra cực ít và có màu vàng hoặc trắng. Khoảng từ 2 đến 4 tuần thì sản dịch này giảm rõ rệt và mất hẳn.
Mẹ sẽ bị són tiểu
Nhiều mẹ sau sinh cảm thấy vô cùng lo lắng vì tiểu tiện không kiểm soát sau sinh của mình. Chị em có thể bị són tiểu ngày cả khi hắt hơi, nâng vật nặng, thậm chí là ho. Tuy nhiên, đây là hiện tượng rất phổ biến ở mẹ sau sinh nên không cần phải quá hoảng hốt.
Vùng kín bị giãn rộng sau khi sinh
Nếu mẹ sinh thường thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với vùng kín giãn rộng, xuống cấp. Điều này khiến chị em không còn tự tin cho “chuyện ấy”. Từ đó, đời sống “chăn gối” ngày càng trở nên tẻ nhạt, mất hứng thú.
Đau nhức tầng sinh môn
Với những mẹ sinh con bằng phương pháp sinh thường và bị rạch tầng sinh môn đều cảm thấy đau đớn. Điều này, không chỉ gây mất thẩm mỹ vùng kín mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện ấy. Vì thế, phải làm sao để chăm sóc cô bé sau sinh an toàn và hiệu quả, tránh tổn hại đến vùng kín là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng quan tâm.
Lý do chị cần chăm sóc cô bé sau sinh?
Chăm sóc cô bé đúng cách sau sinh luôn là đề tài được nhiều chị em quan tâm nhất. Với những thai phụ lựa chọn sinh con bằng phương pháp sinh thường thì bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Mỗi mẹ sẽ có vết rạch ngắn, dài khác nhau, tuy nhiên cảm giác đau nhức, nhất là những lúc vận động thì ai cũng phải trải qua.
Vì thế, vào giai đoạn này nếu chị em không biết cách chăm sóc cô bé có thể khiến vết khâu tầng sinh môn sau sinh lâu phục hồi, thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, sưng tấy, ngứa rát, kèm theo mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, mẹ có thể mắc phải bệnh phụ với các biểu hiện khí hư ra nhiều, âm đạo khô hạn,…
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người mẹ nhưng vô tình khiến vóc dáng của mẹ bị xuống cấp trầm trọng, nhất là vùng kín. Vì thế, việc phục hồi và chăm sóc cô bé sau sinh là điều khiến các mẹ đặc biệt chú ý để lấy lại sự tự tin, chủ động trong “chuyện chăn gối”.
Hướng dẫn cách chăm sóc cô bé sau sinh đúng cách
Vệ sinh đúng cách
Chăm sóc âm đạo sạch sẽ, tránh nhiễm trùng là điều cực kỳ quan trong sau khi bị rạch tầng sinh môn. Bạn có thể thực hiện bằng cách rửa vùng kín một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm cho thêm một ít muối. Tiếp đến, dùng khăn mềm lau khô, có thể thực hiện 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh âm đạo không bị nhiễm trùng. Bạn rửa âm hộ trước sau đó mới tới môi trên và môi dưới, cuối cùng là hậu môn. Tuyệt đối không được rửa hậu môn đầu tiên để tránh vi khuẩn lan sang vùng kín. Ngoài ra, bạn tránh quan hệ vợ chồng sau 6 đến 8 tuần sau sinh.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Thời gian đầu, sản dịch ra nhiều, nên ít nhất là sau 4 giờ mẹ cần thay băng vệ sinh để “chỗ ấy” luôn được sạch sẽ. Bạn hãy chọn những loại băng có tính thấm hút, không mùi. Thời gian này, không nên tự ý thụt rửa âm đạo bởi có thể khiến vết rạch thêm đau và nhiễm trùng. Mẹ nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi.
Lưu ý khi đi tiểu
Với những mẹ sinh thường thì đa phần là phải cắt tầng sinh môn. Vì thế, để tránh đau rát khi tiểu tiện, chị em vừa đi vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Sau khi đi vệ sinh xong, mẹ hãy lấy khăn bông mềm thấm khô để tránh hiện tượng ẩm ướt vùng kín. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp mẹ sau sinh gặp tình trạng bí tiểu, cách chăm sóc cô bé sau sinh lúc này là message nhẹ nhàng vùng bụng dưới kết hợp chườm nước nóng.
Thận trọng khi di chuyển
Vì vừa phải trải qua quá trình “vượt cạn” đau đớn và khó khăn nên chỉ cần thao tác nhẹ cũng có thể khiến chỗ ấy bị đau. Vì thế, khi di chuyển, mẹ nên đi từ từ, đứng lên ngồi xuống phải chầm chậm, hít thở thật đều để không bị chóng mặt. Nếu cảm thấy choáng váng thì mẹ nên dừng lại. Trong thời gian từ 1 đến 2 tháng đầu, không nên khuân vác đồ nặng, điều này có thể khiến chị em gặp phải tình trạng sa tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tránh mặc quần quá chật
Mẹ phải đảm bảo quần áo rộng rãi, thoáng mát. Bởi chúng không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn hạn chế tối đa những tiếp xúc không cần thiết giữa vết thương tầng sinh môn và quần áo. Tuyệt đối không mặc quần áo bó sát, quá chật.
Sau khi sinh, Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp Mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.
Dùng nước ấm để vệ sinh khu vực vùng kín
Trong giai đoạn này, tốt nhất không sử dụng bất cứ dung dịch vệ sinh nào, trừ những trường hợp được bác sĩ chỉ định. Thay vào đó, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh cô bé vào giai đoạn này.
Sau khi sản dịch không còn, mẹ có thể sử dụng dung dịch phụ nữ chuyên dành cho bà bầu sau sinh. Mẹ nhớ là không được sử dụng các loại sữa tắm hay xà phòng để vệ sinh. Bởi chúng có độ pH khá cao nên có thể gây kích ứng, làm mất cân bằng pH, thậm chí có thể gây viêm nhiễm âm đạo.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Sau quá trình vượt cạn, mẹ phải trải qua khoảng thời gian vô cùng vất vả để hạ sinh em bé. Vì thế, việc bổ sung các chất dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể mẹ nhanh phục hồi mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho em bé. Mẹ nên nhớ ăn chín, uống sôi và sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, ăn nhiều rau để tránh táo bón.
Phục hồi cơ vùng kín bằng các bài tập thể dục
Để có thể phục hồi được sức khỏe, nhất là vùng kín mẹ sau sinh cần ít nhất 7 đến 10 ngày, dĩ nhiên là không thể về lại kích thước giống như thời chưa sinh con. Vì thế, mẹ có thể tập luyện một số bài tập Kegel hay bài tập cơ sàn khung chậu,… sau sinh nhằm giúp vùng kín nhanh chóng trở về dáng vẻ ban đầu. Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào, mọi lúc mọi nơi rất an toàn cho mẹ sau sinh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chăm sóc cô bé sau sinh cũng như cơ thể của mẹ bằng các bài thuốc dân gian hoặc xông hơi truyền thống đều rất tốt. Nó không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn cô bé trở nên se khít hơn.
Những tuyệt chiêu đơn giản giúp mẹ phục hồi sau sinh hiệu quả
Bên cạnh vấn đề chăm sóc sức khỏe vùng kín sau sinh thì phục hồi cô bé cũng chính là điều rất quan trọng. Dưới đây là những tuyệt chiêu giúp mẹ phục hồi sau sinh cực kỳ đơn giản mà hiệu quả:
- Ngủ và nghỉ ngơi thật nhiều.
- Thư giãn bằng nước ấm.
- Chườm lạnh.
- Chuẩn bị băng vệ sinh cỡ lớn.
- Tập luyện những bài tập cho “cô bé” sau sinh.
- Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận.
- Xử lý trĩ sau sinh.
- Chú ý cẩn trọng trong quan hệ vợ chồng
Chăm sóc cô bé sau sinh là điều cực kỳ quan trọng, thế nhưng nhiều mẹ vẫn còn khá chủ quan về vấn đề này. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có được thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng thành công để bảo vệ và chăm sóc vùng kín của mình. Chúc bạn thành công!
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi