Mất cân bằng pH âm đạo có ảnh hưởng gì đến sức khỏe vùng kín?

Mất cân bằng pH âm đạo là do đâu? Có ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín như thế nào và làm sao để cân bằng được độ pH cho “cô bé”? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các chị em hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé. 

Âm đạo có độ pH cân bằng là gì?

mất cân bằng ph âm đạo
Môi trường bên trong âm đạo có độ pH khá thấp

Âm đạo là một ống cơ trơn nối liền âm hộ và cổ tử cung, có vị trí ở giữa niệu đạo, bàng quang và trực tràng. Theo đó, niêm mạc âm đạo là những biểu mô đặc biệt nhạy cảm với nội tiết tố estrogen. Dưới tác động của hormone này, tầng tế bào trung gian và bề mặt chứa glycogen ở niêm mạc âm đạo sẽ phát triển dày lên.

Trong môi trường âm đạo, hệ vi sinh vật bao gồm nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Ở điều kiện bình thường, hai nhóm này chung sống “hòa bình” với nhau, trong đó có 50-80% là Lactobacillus sp có tác dụng chuyển hóa glycogen thành acid lactic làm môi trường thiên hướng acid, duy trì ở độ pH 3,8-5,4. Đây được gọi là pH sinh lý của âm đạo.

Sự cân bằng của hệ vi sinh vật cùng pH sinh lý ở âm đạo sẽ tạo nên cơ chế bảo vệ tự nhiên đối với hệ sinh dục nữ, chống lại các tác nhân gây bệnh trong và ngoài âm đạo.

Tại sao lại mất cân bằng pH âm đạo ?

Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng pH ở âm đạo chủ yếu là do:

  • Viêm âm đạo 

Viêm âm đạo là bệnh lý xảy ra khi lượng hại khuẩn trong âm đạo tăng quá mức, khiến nồng độ pH gia tăng. Khi phụ nữ bị viêm âm đạo sẽ thấy ngứa, rát hoặc đau ở vùng kín, dịch tiết có màu trắng như vón sữa, nóng rát khi đi tiểu.

  • Thường xuyên thụt rửa âm đạo

Nhiều chị em có thói quen thụt rửa vào sâu âm đạo để làm sạch và giảm bớt mùi hôi. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến “cô bé” bị nặng mùi hơn do thụt rửa làm tổn thương niêm mạc âm đạo, làm mất đi các lợi khuẩn dẫn đến độ pH bị mất cân bằng.

Thụt rửa không đúng cách dễ làm mất cân bằng ph âm đạo
Thụt rửa không đúng cách dễ làm tổn thương môi trường âm đạo bên trong
  • Mãn kinh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng độ pH âm đạo của phụ nữ thường cao hơn trong kỳ mãn kinh do sự suy giảm của nội tiết tố estrogen.



banner quảng cáo viên uống zlove



  • Chu kỳ kinh nguyệt

Khi đến kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy qua âm đạo có độ pH cao hơn môi trường của âm đạo, dẫn đến nồng độ pH bị ảnh hưởng.

  • Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn triệt tiêu đi những vi khuẩn tốt. Bởi vậy, khi uống kháng sinh trong thời gian dài, các chị em thường bị mất cân bằng pH trong âm đạo.

  • Nhiễm trùng tiết niệu

nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu do nồng độ pH gia tăng

Bệnh UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu) không làm gia tăng nồng độ pH trong âm đạo, tuy nhiên, độ pH cao lại khiến tăng nguy cơ phát triển UTI. Ngoài ra, lượng hormone sinh dục nữ suy giảm trong giai đoạn mãn kinh sẽ làm tăng pH ở âm đạo và nguy cơ mắc UTI.

Điều gì xảy ra khi bị mất cân bằng pH âm đạo ?

Hệ vi sinh vật và độ pH cân bằng trong môi trường âm đạo sẽ giúp hệ sinh dục nữ chống lại những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi âm đạo bị mất cân bằng pH, hiệu quả của hàng rào bảo vệ này nhanh chóng suy yếu, khiến các hại khuẩn nhanh chóng sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm.

Đồng thời, bệnh lý này lại tiếp tục tác động ngược trở lại khiến độ pH bắt đầu rối loạn, thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Mất cân bằng pH âm đạo có thể dẫn tới viêm nhiễm
Mất cân bằng pH âm đạo có thể dẫn tới viêm nhiễm

Không chỉ vậy, pH trong âm đạo bị mất cân bằng cũng gây bất lợi trong quá trình thụ thai. Nguyên nhân là bởi khi môi trường bị mất cân bằng, sự xâm nhập của tinh trùng sẽ bị cản trở, hoặc tệ hơn, chúng bị tiêu diệt khi mới vào đến âm đạo, khiến nhiều chị em khó thụ thai.

Khi độ pH tăng lên dẫn đến viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng thường sẽ có các biểu hiện có thể thấy bằng mắt thường như sau:

  • Mùi hôi chua khó chịu
  • Khí hư màu trắng đục, xanh mủ hoặc xám
  • Ngứa, đau rát âm đạo
  • Nóng rát mỗi lần đi tiểu

Làm sao để cân bằng pH âm đạo?

Để có thể duy trì trạng thái cân bằng của nồng độ pH trong âm đạo cũng như tạo điều kiện cho lợi khuẩn bên trong hoạt động tốt, các chị em có thể áp dụng một số lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách

  • Không sử dụng các sản phẩm có tính kiềm như xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín hay thụt rửa vào bên trong. 
  • Sử dụng nước ấm, kết hợp với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch âm hộ.
  • Sử dụng xịt khử mùi vùng kín để giữ “cô bé” luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Dùng xịt kháng khuẩn vùng kín
Dùng xịt kháng khuẩn để giữ cô bé luôn sạch sẽ hàng ngày

Chăm sóc “cô bé” khi đến kỳ kinh nguyệt

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần, chọn loại không có mùi hương tổng hợp để tránh kích ứng âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, có thể pha thêm chút muối để làm sạch trước khi thay băng vệ sinh.

Thay đổi thói quen tình dục

  • Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa tinh dịch và các thành phần khác ảnh hưởng đến độ pH trong âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Có thể dùng gel bôi trơn để hạn chế ma sát nếu “cô bé” bị khô hạn.

Chế độ dinh dưỡng ổn định

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp “cô bé” luôn khỏe mạnh
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, giàu đạm như hành tây, thịt đỏ, sữa, tỏi, ớt, măng tây, rượu,…
  • Ăn nhiều hoa quả và rau củ tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tránh uống quá nhiều cà phê, trà và các thức uống có gas.

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn
  • Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi
  • Hạn chế thức quá khuya

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, các chị em đã có thêm nhiều kiến thức về độ pH trong âm đạo và có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Việc giữ độ pH âm đạo cân bằng không hề khó, vì vậy các chị em hãy cập nhật thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe âm đạo nhé. nước hoa vùng kín

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *