Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không đó là do bắt nguồn từ nguyên nhân này

Bước qua giai đoạn “đèn đỏ” chập chờn chưa ổn định ở tuổi dậy thì, vẫn có nhiều phụ nữ vẫn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt dù ở độ tuổi 20, 30 hay 40. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều chị em bởi đây là yếu tố liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản, phụ khoa. Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Zlove tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt? 

Việc bắt đầu hành kinh là một mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển đầy đủ và trưởng thành về mặt sinh học của một cô gái. Từ đây, các chức năng sinh dục, sinh sản cũng được hoàn thiện. 

nguyen-nhan-roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong-3.jpg

Một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ được tính từ ngày có kinh đầu tiên của tháng này, đến ngày có kinh đầu tiên của tháng tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài từ 28035 ngày, được chi làm 4 giai đoạn bao gồm: 

  • Giai đoạn hành kinh.
  • Giai đoạn trước rụng trứng.
  • Giai đoạn rụng trứng.
  • Giai đoạn sau rụng trứng.

Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, cần phải theo dõi trong thời gian ít nhất 3 tháng. Với thời gian kết thúc hành kinh của tháng trước – đến – ngày đầu tiên xuất hiện kinh của tháng tiếp theo lặp lại đều đặn, không chênh lệch quá nhiều ngày. 

Nếu số ngày giữa các chu kỳ kinh lệch nhau đáng kể vào mỗi tháng, có thể khẳng định bạn đang gặp tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn thể hiện ở sự bất thường trong mỗi chu kỳ kinh như: Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài hơn, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn, mất kinh hoàn toàn trong thời gian đáng ra phải diễn ra kỳ hành kinh tiếp theo,…

“Giải mã” nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ 

Ở nữ giới, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buống trứng được coi là “hệ điều hành” sản xuất bộ 3 hormone – nội tiết tố nữ quan trọng: Estrogen, Progesterone và Testosterone. Các hormone này giữ vai trò điều hòa chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng diễn ra đều đặn. 

Sự suy giảm hoạt động của hệ trục nói trên dẫn đến sự mất cân bằng của các nội tiết tố nữ chính là nguyên nhân sâu xa và phổ biến nhất gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.  



banner quảng cáo viên uống zlove



nguyen-nhan-roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong-1.jpg

Về nguyên nhân khiến hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng của phụ nữ bị suy yếu, theo các chuyên gia, đó có thể do: sự mất cân bằng dinh dưỡng, căng thẳng, mất ngủ, thai nghén, quá trình lão hóa tự nhiên,…

Ngoài ra, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

  • Áp lực tinh thần, căng thẳng kéo dài 
  • Làm việc nặng nhọc, tập luyện quá sức hoặc hoạt động thể chất quá nhiều.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc có chất ức chế hoặc làm thay đổi hormone.
  • Việc tăng giảm cân đột ngột, đặc biệt là tăng cân, béo phì. 
  • Chế độ ăn không khoa học, nhiều muối, đường, cafein… và thiếu Carbohydrate cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? 

Kinh nguyệt không đều, bất thường là nỗi băn khoăn của không ít chị em. Để hiểu hơn về tác hại của rối loạn kinh nguyệt cũng như giải đáp thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Dưới đây là một số tác động của rối loạn kinh nguyệt với sức khỏe mà các bác sĩ phụ khoa cảnh báo.  

Gây thiếu máu

Sự mất máu hơn 80ml trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu. Việc máu kinh nguyệt nhiều bất thường hoặc thời gian hành kinh kéo dài hơn có thể gây giảm hồng cầu. Do vậy, trong thời gian hành kinh một số chị em sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, cơ thể thiếu sức sống. Trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn đến ngất xỉu, hoặc dẫn dến các vấn đề về tim, huyết áp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều là thiếu máu nhẹ, không quá nguy hiểm. 

nguyen-nhan-roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong-2.jpg

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Rối loạn kinh nguyệt, ở các trường hợp máu kinh ra ít hay nhiều quá mức đều làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Vì điều này báo hiệu sự bất thường ở các nang, trứng và tác động tiêu cực tới quá trình rụng trứng. Sự rối loạn này cũng là một phần nguyên nhân khiến trứng khó phát triển, không thể rụng hoặc rụng nhưng không đủ điều kiện để thụ tinh. 

Bên cạnh đó cùng với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, là tình trạng giảm sản xuất estrogen hoặc progesterone ở buồng trứng.Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt buồng trứng không phóng noãn thì quá trình thụ thai không thể diễn ra. 

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín… Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý này, chị em cần sớm điều trị để tránh chuyển biến thành bệnh ác tính. 

Nguy cơ vô sinh

Nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp phụ nữ vô sinh, hiếm muộn đều có liên quan đến sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. 

Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn đến khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai thành công. Một tỷ lệ lớn phụ nữ ngoài 30 tuổi, khó thụ thai dù “thả cửa” và không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, từng bị rối loạn kinh nguyệt. Điều này một phần minh chings cho việc rối loạn kinh nguyệt làm tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. 

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của rất nhiều vấn đề, sự bất thường của các hormone, nội tiết tố trong cơ thể. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhan sắc, vẻ bề ngoài của phái đẹp. 

Rối loạn kinh nguyệt làm làn da xanh xao, sạm màu, mọc mụn, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt,… điều này làm chị em trông thiếu sức sống và xuống sắc. 

Giải pháp cải thiện rối loạn kinh nguyệt từ thảo dược 

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy, rối loạn kinh nguyệt trước thời kỳ mãn kinh là tất yếu, ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt sau sinh hay khi sử dụng thuốc tránh thai là điều thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp hạn chế tình trạng này, tránh những hệ lụy. 

Theo Đông y, rối loạn kinh nguyệt là do khí huyết hư nhược và thận hư huyết ứ khiến máu không lưu thông kém, kinh nguyệt không đều, khi dài khi ngắn, tháng nhiều tháng ít. Theo y học hiện đại, rối loạn kinh nguyệt chủ yếu do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buống trứng gặp vấn đề khiến nội tiết tố mất cân bằng. 

Viên uống Zlove với 12 thành phần từ thảo dược tự nhiên, dựa theo bài thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ hiện đại, là sản phẩm hỗ trợ cải thiện nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt được các chuyên gia khuyên dùng. 

 

nguyen-nhan-roi-loan-kinh-nguyet-co-nguy-hiem-khong-4.jpg

 

Zlove với các thảo dược quý như: Nhân sâm, Hoàng kỳ có tác dụng sản sinh máu huyết, thúc đẩy lưu thông máu, giúp cho khí huyết được lưu thông; ngoài ra, các thảo dược như Nghệ vàng, miết giáp, ngấy hương có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, trị thận hư, bồi bổ âm khí, điều hòa kinh nguyệt. 

Dựa trên nghiên cứu của y học hiện đại, các thảo dược Bạch thược trong Zlove cung cấp lượng phytoestrogen tương tự estrogen trong có thể; Cây ngấy hương và mâm xôi Cung cấp kẽm sinh học, thúc đẩy sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen, cân bằng nội tiết tố. 

Nhờ đó, Zlove dù về Đông hay Tây Y đều có cơ sở trong việc cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn, hiệu quả. 

Ngoài ra, để cải thiện rối loạn kinh nguyệt cũng như cân bằng nội tiết tố, đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, chị em cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng khoa học, có lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng stress kéo dài.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *