Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai cẩn thận với những nguyên nhân này

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý không thể không có của phụ nữ trong giai đoạn sinh sản. Nhưng kinh nguyệt lại mang tính chất cá nhân hóa, không ai giống ai. Vậy nên khi gặp các vấn đề bất thường nhiều người sẽ không tránh khỏi hoang mang, lo lắng. Một trong số đó chính là hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này để giải tỏa lo âu cho chính mình và những người thân yêu nhé.

Trễ kinh – Vấn đề nguy hiểm nhưng lại hay bị bỏ qua

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất hiện dựa trên sự điều khiển của hormone sinh dục. Đến thời kỳ trứng rụng, lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ bắt đầu dày lên, mục đích là để cho phôi thai làm tổ, tạo sự phát triển cho thai nhi nếu có quan hệ tình dục, có sự thụ tinh thành công. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ tinh này không diễn ra thì lớp niêm mạc đó sẽ tự động bong dần và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Chu trình này sẽ diễn ra đều đặn mỗi tháng, thường sẽ dao động trong khoảng 28 – 35 ngày và sẽ có từ 3 – 5 ngày có kinh. Khi đã quá thời gian này mà chưa xuất hiện kinh nguyệt thì gọi là trễ kinh và việc nhiều chị em lo sợ mình đã mang thai là hoàn toàn có cơ sở. 

tre-kinh-kinh-nguyet-khong-xuat-hien-nhung-khong-co-dau-hieu-mang-thai-1.jpg
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà chị em thường chủ quan, bỏ qua

Hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai ngày càng xuất hiện phổ biến, do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau và cần được nhìn nhận rõ ràng, chính xác nhất dưới 2 góc độ:

– Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, tháng nào cũng giống nhau và đột nhiên bị trễ kinh nhưng chắc chắn là không có thai thì có thể đó chỉ là rối loạn tạm thời. Hãy xem lại về vấn đề sinh hoạt có bị đảo lộn đột ngột không, có gặp những áp lực, căng thẳng nào không, nội tiết tố có cân bằng, ổn định không?…Và thực hiện điều chỉnh lại để kinh nguyệt ổn định hơn. Lưu ý, nếu chị em chủ quan, để tình trạng này kéo dài quá lâu, bản thân không có sự thay đổi sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

– Nếu bạn thường xuyên bị trễ kinh, trễ kinh trong thời gian dài thì nên đi khám bác sĩ, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang không ổn, sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nền tảng và sức khỏe sinh sản.

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai

Khi đã loại trừ được vấn đề mang thai thì việc bị trễ kinh có thể do các nguyên nhân thường gặp sau đây:

Nguyên nhân sinh lý

tre-kinh-kinh-nguyet-khong-xuat-hien-nhung-khong-co-dau-hieu-mang-thai-2.jpg
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, chế độ sinh hoạt thất thường sẽ khiến kinh nguyệt bị chậm, rối loạn
  • Cân nặng thay đổi đột ngột: Tăng hoặc giảm cân nhanh. Việc này sẽ làm cho nội tiết tố bị mất cân bằng, lớp niêm mạc tử cung mất ổn định và kinh nguyệt bị xáo trộn dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
  • Căng thẳng, lo âu: Tình trạng này sẽ làm cho trứng rụng không đúng chu kỳ, kinh nguyệt sẽ đến muộn, thậm chí sẽ trễ kinh cả tháng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Phụ nữ đang sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh,… sẽ làm ức chế quá trình rụng trứng và bị trễ kinh.
  • Ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích, lười vận động, vận động quá sức,…sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nếu kéo dài thậm chí còn khiến chị em bi vô sinh.

Ngoài ra, các yếu tố khác như phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh,….đều có thể là nguyên nhân trễ kinh mà không phải có thai.

Nguyên nhân bệnh lý

tre-kinh-kinh-nguyet-khong-xuat-hien-nhung-khong-co-dau-hieu-mang-thai-3.jpg
Phụ nữ bị chậm kinh nên chú ý đến việc mắc bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác
  • Mắc bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến,…làm cho vi khuẩn tấn công buồng trứng, ảnh hưởng đến việc rụng trứng và gây ra chậm kinh.
  • Các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường làm cho lượng đường trong máu bị thay đổi, ảnh hưởng đến nội tiết tố và nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm cho kinh nguyệt không đều và bệnh không dung nạp Gluten, hay còn gọi là bệnh celiac. Bệnh này có thể gây ra những tổn thương ở ruột non, làm cơ thể không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng, gây ra trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
  • Các bệnh lý khác như: buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp, u xơ tử cung, u tuyến yên,…

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Bởi kinh nguyệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em nên khi bị trễ kinh, dù là vì lý do gì thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, chỉ là ít hay nhiều, nặng hay nhẹ mà thôi. Ảnh hưởng đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ rối loạn. Nhưng nếu để lâu, không có sự can thiệp đúng hoặc kịp thời sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hại:



banner quảng cáo viên uống zlove



Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Kinh nguyệt là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến khả năng mang thai, sinh sản của phụ nữ. Thực tế đã cho thấy, những người phụ nữ bị hiếm muộn hoặc vô sinh đều có chu kỳ kinh nguyệt không đều, không ổn định do khó xác định ngày rụng trứng nên việc thụ thai cũng khó thành công hơn.

tre-kinh-kinh-nguyet-khong-xuat-hien-nhung-khong-co-dau-hieu-mang-thai-4.jpg
Trễ kinh, chu kỳ kinh không đều làm cho việc thụ thai khó khăn hơn

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Ngoài việc quay cuồng đầu óc để tìm kiếm nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, chị em sẽ bị hoang mang, lo lắng, lo sợ, lại thêm tâm lý ngại thăm khám sẽ làm cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm, nhiều chị em còn bị căng thẳng quá độ và vô tình khiến cho tình trạng thêm nặng, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời nó cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như đã nói ở trên.

Bởi vậy, để tránh rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai chị em hãy xây dựng lối sống, cách ăn uống khoa học, lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tập luyện thể thao đều đặn với cường độ phù hợp, đặc biệt là hãy bổ sung, cân bằng nội tiết tố vì đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phái đẹp và chu kỳ kinh nguyệt. Ở phụ nữ, ngoài các nguyên nhân đã kể trên khiến cho nội tiết tố bị rối loạn, mất cân bằng thì chúng còn bị suy giảm theo thời gian và tuổi tác. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung, tăng cường nội tiết tố đều đặn.

san-pham-zlove-ho-tro-cham-soc-vung-kin-phu-nu-3-6.jpg

Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến được áp dụng là bổ sung bằng thảo dược và liệu pháp thay thế hormone. Trong đó giải pháp thay thế hormone chỉ áp dụng với những trường hợp bị thiếu hụt nội tiết tố quá nghiêm trọng như bị teo buồng trứng, bị cắt bỏ buồng trứng,…và cần có sự giám sát, theo dõi sát sao của bác sĩ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí nếu sử dụng quá liều sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết tử cung hoặc ung thư. Do đó, giải pháp bổ sung, cân bằng nội tiết tố bằng thảo dược tự nhiên vẫn được khuyên dùng nhiều nhất. Đây cũng là giải pháp được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới. Chị em hãy lựa chọn những sản phẩm uy tín,  đã được kiểm chứng lâm sàng, được các chuyên gia khuyên dùng và được cấp phép để đảm bảo hiệu quả cũng như mức độ an toàn.

Ở Việt Nam, chị em có thể cân nhắc lựa chọn viên uống Zlove – sản phẩm được bào chế từ 12 loại thảo dược tự nhiên quý hiếm như nhân sâm, hoàng kỳ, cốt toái bổ, mầm đậu nành,….và đã được nghiên cứu suốt 28 năm, trải qua 4 năm thử nghiệm bởi bác sỹ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam. Sản phẩm sẽ giúp chị em ổn định, bổ sung nội tiết tố để cơ thể luôn khỏe mạnh, nhan sắc rạng rỡ, đặc biệt là không còn tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Hàng triệu chị em sau khi sử dụng đã thấy cơ thể có những thay đổi tích cực sau 7 ngày và hiệu quả rõ rệt nhất chỉ sau 25 ngày.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *