Điểm danh các dấu hiệu mang thai trộm sau sinh không thể bỏ qua

Mang thai khi đang nuôi con nhỏ không phải là hiện tượng hiếm gặp nếu như mẹ không sử dụng biện pháp ngừa thai đúng cách. Vậy hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mang thai trộm sau sinh mà mẹ thường không chú ý trong bài chia sẻ của ZLOVE dưới đây.

Tại sao sau sinh vẫn có thể mang thai?

Sau sinh cơ thể của mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục, nội tiết tố cũng giảm thất thường sau quá trình tăng cao để nuôi em bé. Vì vậy, thông thường các mẹ sau sinh thường khá lâu mới có kinh nguyệt trở lại. Với các mẹ sinh thường và cho con bú, thời gian có kinh nguyệt lại có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm sau sinh, thậm chí nhiều mẹ tới lúc cai sữa cho con “bà nguyệt” mới ghé thăm. 

Trứng vẫn rụng cho dù mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hay không
Trứng vẫn rụng cho dù mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hay không

Đối với những mẹ sinh mổ hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian này có thể rút ngắn lại. Cụ thể, nhiều mẹ có thể sau sinh 1-2 tháng đã bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cũng chính bởi việc việc chưa xuất hiện “bà nguyệt” nên nhiều mẹ nhầm tưởng rằng trứng chưa rụng và không có khả năng mang thai. 

Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa đã chỉ ra rằng ngay cả khi chưa có kinh nguyệt nhưng trứng vẫn sẽ rụng bình thường sau khi mẹ sinh xong. Đó chính là lý do tại sao nhiều mẹ rơi vào tình trạng bầu trộm mà không hề biết. 

Dấu hiệu nhận biết bầu trộm sau sinh

Sau sinh nhiều mẹ cho rằng mình không thể mang thai ngay được nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, vì vậy nhiều mẹ chỉ phát hiện ra mình có bầu khi em bé đã lớn, có thai máy hoặc bụng to bất thường. 

Em bé bỗng nhiên bú ít hoặc bỏ bú

Mặc dù em bé bỏ bú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do đồ ăn uống của mẹ có mùi hoặc có thể do em bé cảm thấy không khỏe, chậm tiêu. Thế nhưng, mẹ có bầu cũng là một trong những nguyên nhân mà mẹ có thể cân nhắc suy nghĩ. Mặc dù việc mẹ cho bú khi có bầu không ảnh hưởng quá nhiều tới việc nuôi con, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mùi trong sữa mẹ sẽ thay đổi khi mẹ mang thai. 

Em bé của bạn bỏ bú có thể do bạn đang mang bầu khiến mùi vị sữa thay đổi 
Em bé của bạn bỏ bú có thể do bạn đang mang bầu khiến mùi vị sữa thay đổi

Khi có bầu nội tiết tố của mẹ cũng thay đổi nên mùi và vị của sữa có thể sẽ thay đổi, nên em bé sẽ không thích và không muốn bú mẹ nữa. Đôi khi một số em bé còn có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu…

Lượng sữa giảm sút 

Thông thường, sau sinh sữa của mẹ sẽ về và lượng sữa sẽ tăng dần theo sự phát triển của trẻ, ít nhất là trong 6 tháng đầu. Thế nhưng, nếu bạn cảm thấy lượng sữa của mình giảm hơn so với bình thường khá nhiều thì có thể nghĩ tới nguyên nhân mang thai. Khi mẹ có bầu nội tiết tố estrogen sẽ tăng để nuôi thai nhi nên lượng sữa có thể sẽ suy giảm đáng kể. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy lượng sữa của mình bị suy giảm ngay sau sinh mà đã loại bỏ những nguyên nhân khác thì mẹ nên kiểm tra xem mình có đang mang bầu hay không.



banner quảng cáo viên uống zlove



Thường xuyên cảm thấy khát nước

Với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường bởi cơ thể cần một lượng nước khá lớn để sản xuất ra lượng sữa phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, khi cơ thể vừa cần nước để nuôi em bé trong bụng mẹ, và sản xuất sữa nuôi em bé bên ngoài thì nhu cầu nước của mẹ sẽ tăng mạnh. Chính vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy khát nước rất nhiều.

Ngực mẫn cảm, hoặc căng cứng đau nhức

Đây có lẽ là dấu hiệu mà mẹ khó phát hiện nhất bởi khi nuôi con bằng sữa mẹ, bầu ngực của mẹ sẽ thường xuyên ở trạng thái căng tức và khó chịu do sữa về để nuôi em bé. Trong trường hợp mẹ cảm thấy đầu ti hoặc phần ngực của mình luôn trong trạng thái căng tức, ngay cả khi mẹ vừa cho bé bú cạn sữa thì có thể mẹ đã mang thai.

Bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng hơn bình thường 
Bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng hơn bình thường

Không chỉ dừng lại ở căng tức, nhiều mẹ còn cảm thấy kích thước ngực của mình to hơn sơ với bình thường hay phần đầu ti sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, đặc biệt là khi cho bé bú.

Dấu hiệu ốm nghén thường gặp

Một trong những dấu hiệu mà mẹ không thể nào bỏ qua đó chính là ốm nghén. Với mỗi người, mỗi cơ địa khác nhau những cơn ốm nghén sẽ có mức độ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều phải trải qua cảm giác buồn nôn, choáng váng, người mệt mỏi, chán ăn, buồn ngủ hoặc mất ngủ… 

Những mẹ bầu ngay sau sinh, cơ thể chưa thực sự được phục hồi hoàn toàn sau vượt cạn, nên những biểu hiện ốm nghén của mẹ cũng nhận thấy rõ ràng và “nặng” hơn so với mẹ bầu bình thường. 

Tăng cảm giác thèm ăn

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cũng sẽ cảm thấy đói hơn và thèm ăn hơn, đặc biệt là sau khi cho con bú. Bởi phần lớn dinh dưỡng từ đồ ăn mẹ hấp thụ sẽ được chuyển hóa thành sữa để nuôi em bé. Chính vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy đói liên tục, và các mẹ có thể sẽ phải ăn nhiều bữa phụ trong một ngày.

Với những mẹ đang có bầu trộm sẽ có cảm giác thèm ăn gấp đôi. Mẹ có thể đói ngay cả khi vừa ăn no và chưa cho bé bú. Điều này là do mẹ vừa nuôi em bé thông qua sữa vừa nuôi thai nhi trong bụng. 

Mang thai sau sinh có nguy hiểm không?

Bên cạnh những nỗi lo về những thực phẩm lợi sữa hay những món ăn nào tốt cho mẹ và bé sau sinh, thì nhiều mẹ lại lo lắng về việc mang bầu trộm sau sinh có nguy hiểm không? Trên thực tế việc mang thai ngay sau khi vừa sinh con tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ. 

Chúng ta đều biết rằng quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ phải rạch phần bụng dưới của người mẹ bao gồm cả tử cung để bắt em bé ra ngoài. Chính vì vậy nếu mẹ mang thai quá sớm khi vết mổ chưa thực sự lành sẽ gây ra các nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi như bục tử cung, tăng nguy cơ rau bám tiền đạo.

Không những gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của người mẹ, mà việc mang bầu sớm cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thai nhi. Cụ thể, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những mẹ mang thai trộm sẽ có tỷ lệ sinh non nhiều hơn so với các mẹ khác. Không những vậy, thai nhi cũng tăng khả năng dị tật, thính giác và thị giác cũng có thể bị ảnh hưởng. 

Những lưu ý khi mang thai sau khi sinh

Mang thai sau sinh là điều không mong muốn của nhiều mẹ, tuy nhiên nếu phát hiện ra các dấu hiệu sớm các mẹ có thể phòng tránh được phần nào những nguy cơ tiềm ẩn.

Đầu tiên, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ sản khoa ngay khi có các dấu hiệu mang thai trộm. Điều này sẽ giúp mẹ kiểm soát được sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn nữa, các bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên chính xác nhất và loại bỏ những nguy hiểm không mong muốn cho cả hai mẹ con. 

Bên cạnh đó, với những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc mang thai sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc sữa mẹ sẽ thay đổi dưỡng chất hay nguy hại gì cho em bé, nên mẹ vẫn có thể cho em bé bú bình thường. Tuy nhiên, việc em bé bú có thể kích thích tử cung co bóp, nên mẹ cũng nên quan sát cơ thể của mình để hạn chế tối đa những kích thích không mong muốn. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên chia sẻ việc chăm em bé hiện tại với bố hoặc những người thân xung quanh để bản thân có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng. 

Trên đây là những dấu hiệu mang thai trộm sau sinh thường gặp. Bên cạnh các dấu hiệu trên, mẹ có thể gặp các triệu chứng khác như người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu thở hụt hơi… Thông thường những dấu hiệu đi cùng với nhau thay vì đi riêng lẻ. Vì vậy nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ hay ngay lập tức đi kiểm tra để đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình nuôi con cũng như phát triển của thai nhi.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *