Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao, có nên lo lắng?

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn – dài bất thường, rong kinh, máu kinh ra nhiều, chảy máu âm đạo giữa chu kỳ,… những biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt cũng là cảnh báo về tình trạng sức khỏe. Vậy khi bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Chị em nên làm gì để hạn chế, khắc phục tình trạng này? 

Các dạng và biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt 

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chủ yếu đến từ sự rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố. Có thể là mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng kéo dài, do dùng thuốc, do mắc bệnh lý phụ khoa, hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh hay trải qua quá trình sinh nở,…

roi-loan-kinh-nguyet-phai-lam-sao-1.jpg
rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? | zlove

Rối loạn kinh nguyệt có rất nhiều dạng với nhiều biểu hiện khác nhau cho từng dạng như: 

Bất thường về chu kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường biểu hiện qua thời gian kinh nguyệt diễn ra giữa các tháng chênh lệch, thay đổi không theo quy luật. 

  • Chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn (khoảng cách giữa hai kỳ kinh ít hơn 21 ngày)
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (khoảng cách giữa hai kỳ kinh nhiều hơn 36 ngày)
  • Kinh nguyệt giữa kỳ kinh (xuất hiện kinh nguyệt giữa hai kỳ kinh)
  • Vô kinh (hoàn toàn không có kinh từ 6 tháng trở lên (không phải do mang thai)
  • Bế kinh ( 3 tháng liên tục không xuất hiện kinh nguyệt)

Bất thường về số ngày hành kinh

  • Rong kinh: Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh quá 80ml.
  • Rong huyết: Âm đạo ra huyết kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh là máu kinh không theo chu kỳ kinh hay chu kỳ nhất định nào.

Bất thường về lượng máu kinh

  • Đa kinh, cường kinh: Máu chảy ra nhiều bất thường với thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày.
  • Thiểu kinh: Lượng máu kinh ít hơn bình thường, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

Bất thường về các triệu chứng kinh nguyệt

Thống kinh: Đau bụng dưới khi hành kinh, đau bụng, đau lưng, tức ngực, căng vú cơn đau nhiều hơn, dữ dội hơn, buồn nôn, dễ xúc động khi đến kỳ hành kinh. 

Làm sao để giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, vào bất kỳ thời điểm nào, vì vậy để giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với tình trạng này, chị em nên lưu ý những điều sau.

rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? | zlove
Phụ nữ có thể phòng ngừa và hạn chế rối loạn kinh nguyệt bằng những thói quen khoa học
  • Luôn giữ thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh để bản thân áp lực hay căng thẳng kéo dài.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai vì có chứa chất gây mất cân bằng hormone, nếu cần phải sử dụng, hãy dùng thuốc đúng hướng dẫn.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh vùng kín 4 – 6 giờ một lần để tránh vi khuẩn xâm nhập, giúp vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.
  • Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – năm/lần.

Khi đã bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì?

Thông thường phải trải qua 2-3 tháng chị em mới có thể biết được mình có đang bị rối loạn kinh nguyệt hay không, và đến 6 tháng mới biết đó là tình trạng tạm thời hay kéo dài. Vậy khi phát hiện mình bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì để cải thiện, khắc phục, ổn định lại chu kỳ? 

Dưới đây là một số điều chị em nên làm để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt: 



banner quảng cáo viên uống zlove



Cải thiện tâm lý, sinh hoạt khoa học

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress trong thời gian dài một một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Vậy nên, trước hết chị em hãy cải thiện tinh thần, suy nghĩ tích cực, nghỉ ngơi, thư giãn,… như vậy chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần trở nên ổn định hơn. 

roi-loan-kinh-nguyet-phai-lam-sao-3.jpg
Tránh để tâm lý căng thẳng, xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Tương tự, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý, thiếu ngủ, thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Vậy nên, hãy cải thiện lại để giúp cơ thể điều tiết về trạng thái cân bằng sẽ giúp cho việc điều hòa kinh nguyệt .

Ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ cơ thể có được sự cân bằng tốt nhất, nhờ đó cải thiện được các vấn đề về sức khỏe. 

Ngoài ra, chị em thắc mắc rối loạn kinh nguyệt nên ăn uống gì để cải thiện thì hãy bổ sung các thực phẩm như: Đu đủ xanh, mướp đắng, rau mùi tây, ngải cứu, trà gừng, nước ép dứa,… trong các bữa ăn hằng ngày. 

Các thực phẩm này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, hạn chế tình trạng thiếu máu do rối loạn kinh nguyệt nhiều ngày, giảm đau bụng kinh và giúp kinh nguyệt sớm ổn định trở lại.

Ngừng sử dụng thuốc tránh thai 

Nhiều chị em lựa chọn phương pháp ngừa thai bằng thuốc tránh thai thay cho các phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên có thể làm giảm nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

roi-loan-kinh-nguyet-phai-lam-sao-4.jpg
Ngưng sử dụng thuốc tránh thai nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, không thuyên giảm

Mặc dù, tác dụng phụ này thường gặp ở nhiều chị em nhưng nếu kinh nguyệt rối loạn lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Vậy nên, nếu đang dùng thuốc tránh thai và bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chị em hãy ngưng sử dụng và chuyển sang phương pháp khác như dùng bao cao su. 

Bổ sung, cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng hệ nội tiết là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng kéo dài, ăn uống thiếu chất hay phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sinh con và nuôi con bú, mắc bệnh lý phụ khoa như (u xơ cổ tử cung, bệnh liên quan đến buồng trứng,….) đều có thể khiến cho nội tiết tố nữ mất cân bằng. 

Ngoài bổ sung bằng thực phẩm hằng ngày, chị em có thể lựa chọn một số loại viên uống bổ sung, cân bằng nội tiết tố từ thảo dược uy tín để cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả hơn. 

roi-loan-kinh-nguyet-phai-lam-sao-5.jpg
Zlove – Viên uống thảo dược cân bằng nội tiết tố nữ

Viên uống Zlove với thành phần từ 12 thảo dược quý hiếm, có tác dụng kích thích sản sinh hormone estrogen, thúc đẩy lưu thông máu, sản sinh máu huyết, tăng co bóp tử cung, phá ứ, hành huyết, đẩy máu kinh ra ngoài, điều hòa kinh nguyệt. 

Đặc biệt nhiều thành phần trong ZLove như nhân sâm, nghệ vàng, mâm xôi, ngấy hương, miết giáp,… có tác dụng khỏe thận, tăng cường chức năng thận – cơ quan quan trọng trong điều hòa hormon sinh dục, đảm bảo sức khỏe sinh dục và sinh lý nữ. 

Chị em gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt (ngoại trừ phụ nữ đang mang thai) có thể sử dụng từ 2- 4 viên/ngày để nhanh chóng ổn định nội tiết tố, cải thiện và ổn định kinh nguyệt, tăng sức khỏe sinh dục riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. 

Khám sản phụ khoa để điều trị kịp thời 

Nếu đã cải thiện tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn không cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em nên thăm khám sản phụ khoa càng sớm càng tốt, tránh để ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. 

Không phải cứ bị rối loạn kinh nguyệt đều có nguyên nhân giống nhau và có thể áp dụng phương pháp như nhau. Nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý phụ khoa, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, lúc này người bệnh cần xác định được nguyên nhân chính xác mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chữa khỏi bệnh tự nhiên kinh nguyệt ổn định lại bình thường. 

Hoặc nếu bị rối loạn do nội tiết tố hoặc liên quan đến tuyến giáp, hay các vấn đề khác bạn cũng sẽ nhận được lời khuyên đáng tin cậy hơn từ bác sĩ chuyên khoa. 

Bị rối loạn kinh nguyệt là điều khó tránh khỏi ở phụ nữ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều tác động đến sức khỏe sinh dục, sinh sản ở chị em, làm chị em lo lắng, suy giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến nhan sắc, làn da, vóc dáng,… Và làm sao để hết rối loạn kinh nguyệt luôn là điều làm phụ nữ băn khoăn. Hi vọng với những giải pháp trên đây có thể giúp chị em phần nào hiểu được tình trạng của bản thân và có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *