Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng đông y chị em có biết những điều này?

Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả mà an toàn. Vì vậy, nếu đang gặp vấn đề với chu kỳ “đèn đỏ”, ngoài thuốc Tây y, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y để mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

roi-loan-kinh-nguyet-chua-tri-theo-dong-y-1.jpg
Có nhiều bài thuốc đông y trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Đông y quan niệm về rối loạn kinh nguyệt ra sao? 

Y học cổ truyền quan niệm phụ nữ thuộc tính âm, tương ứng với mặt trăng (nguyệt), bước vào tuổi dậy thì, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Vì kinh nguyệt thường có chu kỳ từ 28-30 ngày/lần nên còn được gọi là nguyệt tín. 

Rối loạn kinh nguyệt có thể thuộc thuộc các trường hợp: 

  • Kinh nguyệt bất điều (đến sớm hoặc đến muộn) 
  • Kinh nguyệt bất thông (kinh nguyệt ứ trệ, huyết khô, huyết hư)

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường về chu kỳ lặp lại của ngày kinh, số ngày hành kinh, lượng máu kinh so với các chu kỳ trước đó. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như huyết nhiệt, khí hư, hư hàn,…

Phụ nữ từ 14 tuổi cơ thể phát triển, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt là tuổi sung mãn nhất. Từ 49 tuổi trở đi, kinh nguyệt bắt đầu suy kiệt, không còn đều đặn, sức khỏe cũng bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên trong suốt quá trình này, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, bất kỳ độ tuổi nào. 

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ làm rối loạn sinh hoạt và còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe của phụ nữ.

Phân loại rối loạn kinh nguyệt theo Đông y 

Theo Tây y, nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt có thể do vấn đề sinh lý (căng thẳng, sinh hoạt không điều độ, chế độ dinh dưỡng,…); vấn đề bệnh lý (viêm nhiễm phụ khoa, sa tử cung, bệnh liên quan đến tử cung, bệnh buồng trứng, bệnh lây qua đường tình dục, rối loạn đông máu, …); mất cân bằng nội tiết tố, dùng thuốc tránh thai,….

roi-loan-kinh-nguyet-chua-tri-theo-dong-y-2.jpg
Theo đông y, rối loạn kinh nguyệt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và mỗi nguyên nhân lại có những triệu chứng khác nhau

Tuy nhiên, theo Đông y, rối loạn kinh nguyệt sẽ được chia thành các thể như sau: 



banner quảng cáo viên uống zlove



  • Kinh nguyệt trước kỳ (chu kỳ kinh ngắn hơn)

Đông y cho rằng kinh nguyệt đến sớm hơn 7 ngày thường do những nguyên nhân sau: 

Huyết nhiệt: Máu ra nhiều, màu đỏ tía, bị vón cục, tiểu đỏ, sắc mặt đỏ, mạch hoạt sác, rêu lưỡi vàng.

Hư nhiệt: Lượng máu ít hơn, máu đỏ, có kèm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, khó ngủ, mạch tế sác và rêu lưỡi vàng khô.

Khí hư: Lượng máu nhiều, loãng, màu máu nhạt, thân thể mệt mỏi, hơi thở ngắn, nhạt lưỡi, mạch hư nhược vô lực và rêu lưỡi mỏng ướt.

  • Kinh nguyệt sau kỳ (chu kỳ kinh dài hơn)

Đây là trường hợp phụ nữ bị chậm kinh hơn so với chu kỳ trước từ 7 ngày. Nguyên nhân được chia làm các thể như sau:

Do hàn (phong hàn, hư hàn): Lượng máu ít, màu nhạt. Chân tay lạnh, dễ mệt mỏi, đau bụng kinh. Người bệnh có mạch trầm khẩn (phong hàn) hoặc mạch trầm trì vô lực (hư hàn).

Do huyết hư: Máu ra ít, người mệt mỏi, hơi thở ngắn và gấp, da khô, sắc mặt trắng, chóng mặt, mạch tế sác và lưỡi nhạt không rêu.

Do huyết ứ: Máu ra ít, màu sẫm, có lẫn cục máu đông, ngực căng tức, bụng chướng, đau bụng dưới, táo bón, mạch trầm sát và lưỡi xám.

Do khí uất: Máu kinh ra ít, đau chướng bụng dưới, tức ngực, mạch huyền sắc.

Do đàm thấp: Máu màu nhạt, chướng bụng, nhạt miệng, chán ăn, mạch huyền hoạt và lưỡi trắng nhợt.

  • Kinh nguyệt không đều, khi sớm khi muộn

Theo y học cổ truyền, chu kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, lúc đến sớm lúc đến muộn, có thể thuộc các nguyên nhân sau:

Khí uất kết: Kinh nguyệt rối loạn, lượng máu kinh ra ít có lẫn máu cục, màu tía, vú căng đau, táo bón, ợ hơi, dễ cáu gắt, mạch huyền sác.

Tỳ hư: Kinh nguyệt không đều, lượng máu ít, màu máu nhạt, thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay hồi hộp, hoa mắt chóng mặt, rêu lưỡi trắng và mạch hư nhược.

Can thận hư: Kinh nguyệt tháng đến sớm, tháng đến muộn, máu loãng, màu nhạt hay chóng mặt, ù tai, đau lưng, cơ thể nhức mỏi, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, mạch trầm nhược. 

Các bài thuốc Đông Y chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân, Đông y có những bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến và mang lại hiệu quả cao. 

roi-loan-kinh-nguyet-chua-tri-theo-dong-y-3.jpg
Các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông Y mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, ổn định sức khỏe toàn diện hơn
  • Bài thuốc Tứ vật thang

Dược vị: Thục địa 24g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 6g

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày. Uống trước khi ăn và khi thuốc còn ấm.

Công dụng: Dưỡng âm bổ huyết, dưỡng can, bổ thận chấn tinh, hoãn cấp, chỉ thống, hoạt huyết hành khí, điều hòa kinh nguyệt. 

Chủ trị: Trị chứng huyết hư, huyết ứ, sinh ra đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, tử cung xuất huyết cơ năng, rối loạn buồng trứng. 

  • Bài thuốc Ngải tiễn hoàn

Dược vị: Ngô thù du 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, thạch xương bồ 6g, nhân sâm 12g, ngải diệp 4g, quất hồng bì 8g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống hoặc tán bột làm viên cũng chia ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên (mỗi viên tương đương với 4g). 

Công dụng: Ôn kinh tán hàn, bổ hư, trị rối loạn kinh nguyệt do hư hàn.

  • Bài thuốc Tiểu sài hồ thang

Dược vị: Sài hồ (12 – 16g), Hoàng cầm (8 – 12g), Chích cam thảo (4 – 8g), Đại táo (4 – 6 quả), Bán hạ (8 – 12g), Đẳng sâm (8 – 12g), Sinh khương (8 – 12g) 

Công dụng: Sơ thông khí, tả uất nhiệt, ích khí điều trung, phò chính khu tà, hòa giải thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hòa tỳ vị.

Chủ trị: Hội chứng bệnh thiếu dương, giúp lương huyết dưỡng âm, triệu chứng ứ huyết, bụng dưới đau đầy (thường gặp ở sản phụ sau đẻ) hóa ứ, trừ hàn, chỉ xác để hành khí, chữa chứng hàn nhiệt vãng lai, sườn ngực đầy tức, bứt rứt khó chịu. 

  • Bài thuốc Bổ khí cố kinh hoàn

Dược vi: Đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, bạch linh 12g, sa nhân 12g.

Cách dùng: Tán bột làm viên, uống ngày 3 lần mỗi lần 50g với nước ấm. Nếu sắc uống thì ngày 1 thang, chia 3 lần uống, trước khi ăn.  

Công dụng: Bổ khí cố kinh, trị kinh nguyệt không đều do khí hư. 

  • Bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang

Dược vị: Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, trần bì 12g, quế tâm 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, bạch thược 8g, thục địa 8g, ngũ vị tử 6g, bạch linh 12g, viễn chí 4g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. 

Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn (cần uống khi thuốc còn ấm).

Công dụng: Bổ huyết điều kinh, bổ khí, bổ huyết, kiện tỳ, liễm âm, ninh tâm định chí. 

Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt do huyết hư, cơ thể mệt mỏi, tứ chi vô lực, đoản hơi đoản khí, chân tay lạnh, ăn uống kém, mất ngủ, nôn mửa. 

  • Bài thuốc Thập toàn đại bổ thang

Dược vị: Đương quy (tẩm rượu) 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Xuyên khung 8g, Nhân sâm 12g, Bạch truật (sao) 12g, Thục địa 12g, Hoàng kỳ 12g, Nhục quế 4g

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.

Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích khí, dưỡng can huyết, ôn vận dương khí, điều hoà tỳ vị, điều hòa kinh nguyệt. 

Chủ trị: Chữa suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều, phụ nữ bị rong kinh, rong huyết,  dọa sảy thai, phụ nữ sau đẻ, người già yếu, người mới ốm dậy.

  • Bài thuốc Tiêu giao tán gia giảm

Dược vị:  Bạch truật 12g, bạch linh 12g, sài hồ 6g, đương quy 12g, trần bì 8g, bạch thược 12g, bạc hà 4g, ổi khương 3 lát, chích thảo 4g. 

Cách dùng: Ngày 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống xa bữa ăn lúc thuốc còn nóng.

Công dụng: Điều khí giải uất, trị rối loạn kinh nguyệt do khí uất 

Zlove – Trị rối loạn kinh nguyệt từ bài thuốc Đông y 

Các bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ bài thuốc Đông y phải sắc thuốc, sao, viên khá phức tạp, kỳ công, ngày nay có nhiều bài thuốc Đông y, đã được nghiên cứu bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi với người sử dụng. 

Zlove là sản phẩm được phát triển từ một bài thuốc từ thảo dược của người dân tộc Thái – Dao dành cho phụ nữ sau sinh. Trong đó thành phần dược vị gồm 12 thảo dược quý: Cốt toái bổ, nhân sâm, nghệ vàng, ngấy hương, mâm xôi, thành ngạnh, miết giáp, bọ mẩy, hoàng kỳ, thăng ma, đẳng sâm, cam thảo. 

Theo y học cổ truyền, bài thuốc này có tác dụng: Bổ khí, ích huyết, tăng cường chức năng thận, chủ trị âm hư phát nhiệt, rối loạn kinh nguyệt, hành huyết, phá ứ, trị kinh nguyệt ứ đọng, không ra hết, chỉ thống, chủ trị bệnh chướng đầy, bế kinh, thống kinh nguyệt, thanh nhiệt, hạ hỏa, tán phong, thăng dương. 

san-pham-zlove-ho-tro-cham-soc-vung-kin-phu-nu-3-6.jpg

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, nhiều thành phần trong bài thuốc như Ngấy hương, Mâm xôi, Bạch thược  phytoestrogen có cấu trúc tương tự như estrogen, đồng thời cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy và cân bằng nội tiết tố nữ; Nhân sâm, Hoàng kỳ có tác dụng thúc đẩy sản sinh máu huyết, tăng cường lưu thông máu, khiến máu kinh ứ trệ được tống ra ngoài; Cốt toái bổ, Nghệ vàng, Thăng ma giúp tăng khả năng co hồi cơ âm đạo, co bóp tử cung giúp việc máu kinh được điều hòa; các dược liệu giúp tăng cường chức năng thận cũng giúp điều hòa hệ nội tiết, làm các hormone sinh dục được tiết ra đều đặn nhờ đó kinh nguyệt được điều hòa và ổn định. 

Xét về cả phương diện nghiên cứu Đông y hay Tây y các thành phần trong bài thuốc đều cho thấy sự ưu việt và an toàn, hiệu quả trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt phù hợp cho phụ nữ sau sinh, cần phục hồi chức năng vùng kín, sức khỏe sinh dục và sức khỏe tổng thể mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa hay hệ tiêu hóa khi đang nuôi con bú. 

Các bài thuốc Đông y có cách sử dụng phức tạp, dược vị, dược liệu cũng phải kết hợp đúng, đủ liều lượng nếu không có thể gây ra độc tính nguy hiểm. Khi đó, rối loạn kinh nguyệt không những không đỡ mà sức khỏe còn diễn biến phức tạp hơn. Bởi vậy, các sản phẩm hiện đại dạng viên uống từ bài thuốc Đông Y như viên uống Zlove được nghiên cứu để giúp người dùng sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn mà thuận tiện hơn. 

Trên đây là những thông tin về cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y dành cho những chị em quan ngại tác dụng của thuốc Tây, mong muốn tìm về thảo dược thiên nhiên để được “mẹ thiên nhiên” chữa lành. Hi vọng chị em em có thể tìm được phương pháp phù hợp cho mình. Lưu ý thận trọng, không nên tự bốc thuốc hay làm theo phương pháp dân gian truyền miệng mà nên khác ở các cơ sở chữa bệnh bằng Đông y uy tín, có chuyên môn, được cấp phép.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove
  1. Hoàng Anh says:

    Ngấy hương, mâm xôi, bạch thược là những vị thuốc trong các bài thuốc đông y rất hiệu quả trong khắc phục mất cân bằng nội tiết tố nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề khác của chị em phụ nữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *