Trị Bệnh Huyết Trắng – Lời Khuyên Của Bác Sĩ Chị Em Cần Biết

Bệnh huyết trắng được xem là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe của chị em. Vì vậy, huyết trắng ổn định đồng nghĩa với sức khỏe của chị em tốt. Huyết trắng có vai trò giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục, bôi trơn, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi sinh sống và nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Bệnh Huyết Trắng Là Gì?

Bệnh huyết trắng là loại dịch có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Bệnh huyết trắng được xem là "tấm gương" phản chiếu sức khỏe của chị em
Bệnh huyết trắng được xem là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe của chị em

Biểu hiện của bệnh như sau: ra số lượng nhiều, hôi, có màu vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng, gây ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp. Tác nhân gây ra bệnh huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi. Cũng có tình trạng huyết trắng ra nhiều do viêm lộ tuyến tử cung hoặc u xơ tử cung. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung…

Bệnh Huyết Trắng Điều Trị Như Thế Nào?

Để điều trị bệnh huyết trắng, người bệnh cần đi khám phụ khoa, làm các xét nghiệm. Sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc phù hợp.

Huyết trắng do Candida albicans

Có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Điều trị: Đặt âm đạo bằng thuốc miconazole hay clotrimazole trong 6 ngày, kết hợp uống fluconazole, liều duy nhất (1 viên).

Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis

Có màu vàng – xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ, có cảm giác như có con gì bò trong âm đạo, giao hợp đau, tiểu nóng.

Điều trị: Uống viên tinidazole hoặc secnidazole liều duy nhất.



banner quảng cáo viên uống zlove



Huyết trắng do tạp trùng

Biểu hiện màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.

Điều trị: Uống metronidazol liều duy nhất hoặc dùng liều uống trong 7 ngày.

Lưu ý: Các thuốc điều trị bệnh huyết trắng có nhiều tên biệt dược và hàm lượng khác nhau. Vì vậy, chỉ cần tuân thủ chặt chẽ liều điều trị của bác sĩ. Không bỏ thuốc giữa chừng hay tự ý dùng thêm thuốc khác, bệnh sẽ nặng hơn hoặc dễ tái phát hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Bệnh Huyết Trắng Phòng Bệnh Ra Sao?

  •  Chị em không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều đường: Bởi vì việc tiêu thụ đường nhiều dễ khiến cho bệnh huyết trắng trở nên nặng hơn. Đây cũng là lý do mà những chị em bị bệnh tiểu đường dễ mắc bệnh huyết trắng hơn.
Cần điều trị bệnh huyết trắng dứt điểm để tránh hậu quả về sau
Cần điều trị bệnh huyết trắng dứt điểm để tránh hậu quả về sau

 

  • Người mắc bệnh huyết trắng không nên sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê…Không nên ăn nhiều thực phẩm có tính chất cay nóng như: Ớt, hành tây, tiêu…
  • Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
  • Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại.
  • Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
  • Đừng mặc gì cả khi ngủ: Loại vi khuẩn candida albicans sinh sản mau lẹ trong môi trường ẩm ướt. Đừng tạo điều kiện cho chúng; ít nhất bạn có thể làm điều này trong khi ngủ. Nếu bạn không quen, có thể mặc một chiếc áo ngủ bên ngoài, và đừng mặc đồ lót. Cố giữ cho âm đạo càng mát mẻ, khô ráo càng tốt.
  • Ban ngày cũng vậy, bạn nên tránh mặc đồ lót trừ khi cần thiết. Quần áo nên rộng rãi, mát mẻ. Quần bó sát như jean thường dễ làm bạn bị nhiễm bệnh hơn. Đối với đồ lót, tốt nhất nên chọn loại bằng vải cotton. Loại bằng nylon thường làm âm đạo bị ẩm ướt và nóng hơn.
  • Cẩn thận khi dùng bột thơm: Một số phụ nữ có thói quen rải bột thơm lên người sau khi tắm. Thói quen này không có hại. Nhưng nếu bạn bị bệnh bạch huyết, cần cố giữ cho bột này không dính vào cửa mình. Bột là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của các nấm mốc.
  • Nếu bạn dùng dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục, nên xem kỹ công thức. Thường chúng có hóa chất ăn mòn thành tử cung. Nếu bị huyết trắng, bạn nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, dầu khoáng, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo. Nhớ đừng dùng bao cao su chung với petroleunl jelly vì chất này sẽ làm thủng bao.
  • Một số bao cao su được bôi sẵn thuốc sát trùng và dầu trơn trên đó (spermicides hoặc lubricated condom), tránh dùng các loại này.
  • Băng vệ sinh và giấy toilet: Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng hay giấy không có mùi thơm. Các mùi này thường được tẩm vào bằng hóa chất, không tốt cho thành tử cung. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì “tampon” để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung.
  • Tránh quan hệ tình dục: Nếu bạn đang bị huyết trắng, việc quan hệ có thể làm bệnh này nặng hơn và lâu khỏi hơn. Nên kiêng cữ trong những ngày bị bệnh. Trường hợp bất khả kháng, nên dùng bao cao su loại trơn và không có dầu (thoa lòng trắng trứng làm trơn bao). Việc dùng bao cao su trong lúc bị huyết trắng giữ cho vi khuẩn không bám vào người đàn ông, để rồi sau đó lại xâm nhập trở lại vào bạn.

 

 

  • Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong âm đạo. Nếu muốn rửa âm đạo, chỉ dùng nước thường là đủ, không nên dùng xà bông hoặc các hóa chất làm sạch. Nếu thích, bạn có thể pha một muỗng canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng.
  • Nhiều người ngăn ngừa bệnh huyết trắng bằng cách sát trùng đồ lót của họ. Có nhiều cách sát trùng: ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt; bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút; dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.

Lưu ý: Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

 

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *