Làm sao để co hồi tử cung sau mổ đẻ nhanh chóng và an toàn? Sau sinh, tử cung co hồi chậm cũng là một biến chứng nguy hiểm mà chị em nào cũng có thể mắc phải dù là sinh thường hay sinh mổ. Nếu không khắc phục kịp thời vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe như viêm nhiễm vùng kín, sa tử cung,…
Co hồi tử cung sau mổ đẻ là gì?
Nói về sự dãn cơ trong lúc mang bầu, mang bầu khiến tử cung và các cơ, dây thần kinh bị kéo dãn để nâng đỡ bào thai. Khi sinh thì các cơ và dây thần kinh bị tổn thương.
Co hồi tử cung là sự thay đổi ở các lớp cơ, niêm mạc, thân, cổ tử cung,…. sau khi sinh. Sau khi sổ rau, tử cung co chặt lại thành một khối, đáy của tử cung ở ngay dưới rốn của sản phụ. Trọng lượng của tử cung sau sinh là khoảng 1000g, sự thay đổi ở thân tử cung theo thời gian sẽ khiến trọng lượng giảm dần còn khoảng 100g cho đến kỳ cuối của thời hậu sản. Thời gian này diễn ra trong khoảng 6 – 8 tuần tùy vào cơ địa từng người. Nhưng với những sản phụ sinh mổ, thì thời gian có thể kéo dài hơn. Sau đó, tử cung sẽ trở về trạng thái bình thường (50-60g).
Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra hiện tượng co hồi tử cung sau sinh này, sẽ có thể bị nhiều yếu tố ảnh hưởng, gây tổn hại đến sức khỏe của sản phụ. Trường hợp tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn là đau thì tức là tử cung đang bị nhiễm khuẩn cần được điều trị sớm.
Co hồi tử cung đau như đau đẻ?
Sau đẻ, trung bình mỗi ngày tử cung co hồi khoảng 1cm, ngày đầu có thể co nhanh hơn 2 – 3 cm và sau đẻ khoảng 2 tuần sẽ không thấy đáy tử cung trên khớp vệ (khớp mu).
Tuy nhiên, trong tử cung vẫn còn sản dịch, nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài gây ra những cơn đau ở tử cung. Ở những chị em đẻ mổ thường chất lượng cơ tử cung tốt hơn so với người sinh thường nên những cơn đau co hồi tử cung có thế nhẹ hơn. Còn mức độ đau nhiều hay ít thì tùy theo cảm giác của mỗi người, nhưng càng đẻ nhiều lần càng đau bởi chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung cần phải co bóp mạnh hơn các lần trước để đẩy sản dịch ra ngoài.
Ở một số sản phụ, các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Thông thường các cơn đau giảm dần về cường độ và sản phụ thấy dễ chịu vào ngày thứ 3 sau đẻ. Nhưng đôi khi, các cơn đau do co hồi tử cung khiến chị em phải nhờ tới sự thăm khám của bác sĩ. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ có cách khắc phục hay kê thuốc co hồi tử cung.
Thời gian co hồi tử cung chậm ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh
Hiện tượng tử cung không co thắt lại được hoặc co hồi chậm sau khi sinh sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như: bị sa tử cung, viêm nhiễm tử cung và đặc biệt là ảnh hưởng khả năng mang thai lần tiếp theo của người mẹ.
Khi thấy các biểu hiện như: tử cung co lại chậm, sốt, sờ trên bụng thấy vẫn nổi cứng, đau, sản dịch hôi thì có lẽ sản phụ đã bị nhiễm khuẩn hậu sản. Nghiêm trọng hơn nếu tử cung không co lại được trong ngày đầu sau khi sinh là hiện tượng băng huyết, có thể ảnh hưởng tới tính mạng sản phụ.
Chính vì vậy, tình trạng này cần phải có phương pháp co hồi tử cung nhanh chóng, hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung sau mổ đẻ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung sau đẻ mổ cũng như đẻ thường. Có thể kể đến một số yếu tố thường gặp dưới đây.
- Số lần sinh: co hồi tử cung sau đẻ sẽ diễn ra nhanh hơn đối với lần sinh đầu. Do các cơ đã có ảnh hưởng từ lần sinh trước, nên tử cung sẽ co hồi chậm hơn ở các lần sinh tiếp theo.
- Cách chăm sóc sản phụ sau sinh: Nếu không biết cách chăm sóc sản phụ sau sinh hợp lý, đúng cách thì sự co hồi tử cung sau mổ đẻ sẽ diễn ra chậm hơn. Thậm chí, có thể bị viêm, nhiễm khuẩn sau sinh.
- Nhiễm khuẩn: tình trạng bị viêm nhiễm sẽ làm tử cung sẽ co hồi lâu hơn.
- Nhịn tiểu: điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình co hồi tử cung, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như viêm bàng quang, xuất huyết sau sinh,…
- Cho con bú sữa ngoài: điều này cũng sẽ khiến sự co hồi tử cung sau sinh sẽ chậm so với những người cho con bú bằng sữa mẹ.
Vì vậy, biện pháp tốt nhất để giúp tử cung co hồi nhanh là cách chăm sóc sản phụ đúng cách. Đừng phụ thuộc vào các loại thuốc có tác dụng co hồi tử cung sau sinh, bởi tác dụng phụ từ thuốc như buồn nôn, đau đầu, tăng huyết áp, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao,….là khó tránh khỏi.
Cách chăm sóc sản phụ sau sinh
Chăm sóc ngay sau khi đẻ
Trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ cần theo dõi tình trạng toàn thân của sản phụ để phát hiện sớm tình trạng choáng mất máu, choáng sản khoa, đờ tử cung,… để có cách xử trí kịp thời.
Chăm sóc về tinh thần
Sinh đẻ được coi là một biến động lớn về tâm sinh lý của người phụ nữ. Vì vậy việc chăm sóc động viên sản phụ, giải thích cho sản phụ yên tâm, không lo lắng sau cuộc đẻ,… là rất cần thiết.
Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ
- Phòng chăm sóc sau sinh cho các sản phụ phải sạch sẽ, thoáng mát, kháng khuẩn,…
- Việc vệ sinh âm đạo, vùng kín sau khi sinh cần phải thực hiện đúng cách, sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn,…
- Có thể tắm vào ngày thứ 2 hoặc 3 sau đẻ bằng cách dội nước. Các sản phụ không nên tắm ở nơi có gió, ngâm mình trong bồn nước vì cổ tử cung lúc này chưa được co hồi hết.
- Cần tránh giao hợp trong thời kỳ hậu sản vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Một số mẹo giúp co hồi tử cung sau mổ đẻ nhanh không cần dùng thuốc
Một số mẹo co hồi tử cung sau sinh mổ đây sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tử cung và an toàn.
- Nằm sấp, kê gối dưới hông, đây cũng là cách sẽ giúp các cơ quan trong vùng chậu trở lại bình thường.
- Dùng 1 bàn tay để vào phần bụng dưới, xoa bóp nhẹ nhàng, liên tục theo vòng tròn để kích thích tử cung, giúp tử cung nhanh phục hồi.
- Để giảm mệt mỏi, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng. Đây là cách phục hồi sinh lý, thể chất tốt nhất, giúp phục hồi tử cung và thải sản dịch tốt hơn.
- Khi nhịn tiểu sẽ khiến bạn dễ bị bí tiểu, sưng bàng quang, làm ngăn chặn quá trình tử cung co lại vì vậy bạn nên đi tiểu khi có nhu cầu.
- Cho con bú sẽ kích thích núm ti có thể giúp dạ con co lại nhanh hơn. Nếu không cho bé bú mẹ, hãy massage, kích thích núm ti thường xuyên.
- Bởi sau khi sinh, tử cung co bóp đẩy sản dịch ra ngoài, vì vậy vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau sinh hết sức quan trọng.
Ngoài áp dụng những mẹo trên, thì bạn cũng nên kết hợp với các loại thực phẩm chứa các chất có tác dụng giúp co hồi tử cung. Có thể kể đến một số món ăn lâu nay vẫn được áp dụng cho các sản phụ sau sinh như: gà xào nghệ tươi, mề gà nướng, canh rau ngót thịt bằm,…
Một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất sẽ đóng không nhỏ trong việc co hồi tử cung sau mổ đẻ cũng như đẻ thường.
Ngoài ra, khi áp dụng một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, sản phụ nên uống khoảng 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.
Với sự phát của y học ngày nay, thì việc sử dụng thêm các sản phẩm chức năng giúp se khít vùng kín, co hồi tử cung sau mổ đẻ hay sinh thường cũng rất tốt. Đồng thời, sau sinh các chị em cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng co hồi của tử cung định kỳ để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Nguồn: zlove.com.vn
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi