Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm như thế nào, có sinh thường được không?

Hiện tượng sa tử cung khi mang thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu hoang mang lo lắng bởi bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến cho em bé hoặc thậm chí là cả hai. Hãy trang bị kiến thức đầy đủ về sa tử cung kỳ tam cá nguyệt là cách tốt nhất để mẹ bảo vệ bé trong mọi trường hợp có thể xảy đến một cách đúng đắn, kịp thời. Đừng quên những thông tin quan trọng được đặt ở phần tổng kết cuối bài chia sẻ nhé!

sa-tu-cung-khi-mang-thai-1.jpg
Sa tử cung khi mang thai còn gọi là sa âm đạo thai kỳ

Sa tử cung khi mang thai là như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng sa tử cung chỉ sảy ra sau khi sinh con, sinh con nhiều lần, tuy nhiên sa tử cung cũng có thể xảy ra ngay trong khi mang thai, là hiện tượng gây ra do cơ sàn chậu (cơ vòng) suy yếu kết hợp sức nặng của bào thai khiến cho cổ tử cung thò thụt sa xuống thành âm đạo, đôi khi lộ hẳn ra ngoài cửa mình.

Thời điểm nào bầu bí dễ bị sa tử cung?

Sa tử cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, tuy nhiên có một số giai đoạn trong thai kỳ được cho là có nguy cơ cao hơn. Thời điểm dễ bị sa tử cung khi mang thai bao gồm:

  • Từ 6 đến 12 tuần đầu tiên khi mang thai
  • Sau tuần thứ 20 đến trước khi sinh
  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, đặc biệt là khi thai nhi nặng hoặc lớn hơn bình thường.

Phân loại

  • Sa tử cung không hoàn toàn: Là chỉ có một phần của tử bị sa xuống âm đạo và vẫn nằm trọn trong ống âm đạo. (Tương ứng với sa tử cung cấp độ 1,2,3)
  • Sa tử cung hoàn toàn: Là tử cung tuột xa khỏi vị trí ban đầu, một phần tử cung chồi ra hẳn bên ngoài cửa âm đạo, có thể nhìn thấy cục thịt bằng mắt thường khi quan sát âm đạo từ bên ngoài. (Tương ứng với giai đoạn 4).

Hình ảnh sa tử cung khi mang thai

hình ảnh sa cổ tử cung khi mang thai
Hình ảnh cổ tử cung bắt đầu sa xuống thành âm đạo (bên phải)

Ảnh trên chỉ là mức độ nhẹ (không hoàn toàn) với phần cổ tử cung vẫn nằm ở nửa trên ống âm đạo. Ở giai đoạn này các dấu hiệu thường không rõ nét nên dễ nhầm với triệu chứng thai kỳ. Tìm hiểu thêm các giai đoạn khác ở bài viết: Các cấp độ sa tử cung và hình ảnh thực tế.

Nguyên nhân gây sa tử cung khi mang thai

Theo các chuyên gia, bà bầu có tiền sử chấn thương sàn chậu hoặc rối loạn chức năng sàn chậu bẩm sinh có nguy cơ cao mắc bệnh lý này khi mang thai. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Ngoài ra, những thay đổi sinh lý trong khi mang thai cũng dẫn đến cấu trúc nâng đỡ cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Nồng độ cortisol và progesterone tăng lên khi mang thai có thể góp phần làm giãn các cơ, dây chằng treo tử cung. 

Bản thân quá trình mang thai cũng có thể gây sa dạ con, tình trạng này có thể dễ xảy ra với người đã mang thai và sinh nở nhiều lần, cho đến một lần nào đó sa tử cung có thể xảy ra ngay trong thai kỳ. 

Một số lý do khác có thể bao gồm:

  • Di truyền: Tiền sử thế hệ trước gặp phải hay từng điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung do cơ địa.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm tử cung hay bệnh lý tăng sinh trong tử cung có thể là nguyên nhân.
  • Sử dụng thuốc, rượu, thuốc lá hoặc ma túy: Các chất này có thể gây hại cho thai nhi và dẫn đến sa tử cung.
  • Stress và căng thẳng: Các cơn stress và căng thẳng mạnh.
  • Các bệnh lý khác: Các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường và bệnh lý đông máu.
  • Sai lầm trong quá trình chăm sóc: Một số sai lầm trong quá trình chăm sóc thai kỳ, ví dụ như chăm sóc không đúng cách hay uống thuốc không đúng hướng dẫn.

Đó là một số yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ mang thai dễ bị sa tử cung mà bạn nên cảnh giác để phòng tránh hay cải thiện nếu mình nằm trong một các trường hợp kể trên.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

sa-tu-cung-khi-mang-thai-2.jpg
Đau bụng dưới là một trong những biểu hiện của sa tử cung khi mang thai

Thông thường các dấu hiệu, biểu hiện sa tử cung khi mang thai thường gặp là: 

  • Cảm thấy nặng bụng dưới
  • Âm đạo và âm hộ có cảm giác nặng nề
  • Đâu thắt lưng. 

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, các triệu chứng này không quá rõ ràng và tương đối giống với các biểu hiện thay đổi khi mang thai vì vậy rất khó chuẩn đoán. 

Ở giai đoạn nặng hơn, sa tử cung có các triệu chứng như: 

  • Gặp khó khăn trong việc đại tiểu tiện, táo bón, hay mắc tiểu. 
  • Khi đi tiểu cũng có cảm giác như có gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo.
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau 1 thời gian mang thai, âm đạo nhiều khí hư. 
  • Viêm nhiễm âm đạo hay cảm giác lộm cộm bất thường. 

Nếu gặp các triệu chứng nói trên, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế, phòng khám phụ sản để được chẩn đoán chính xác nhất và sớm có biện pháp khắc phục. 

Cách chữa sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung thai kỳ tương đối phức tạp và cần hết sức cẩn trọng khi điều trị. Tùy theo thể trạng của từng thai phụ, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp chữa sa tử cung khi mang thai phù hợp. 

sa-tu-cung-khi-mang-thai-3-1.jpg
Điều trị sa tử cung khi mang thai không thể can thiệp gì nhiều ngoài các biện pháp dinh dưỡng và thể chất

Một số biện pháp điều trị sa tử cung thai kỳ có thể kể đến như: 

Dùng vòng nâng đỡ cổ tử cung (pessary): Đây là loại vòng đặt trong âm đạo để hỗ trợ việc đỡ cho cổ tử cung tuột xuống dưới âm đạo. Biện pháp được đánh giá tương đối  an toàn và hiệu quả, không xâm lấn, không chảy máu.

Tập các bài tập thể dục nâng cơ sàn chậu cho thai phụ: Các bài tập yoga, kegel được bác sĩ khuyến cáo và hướng dẫn để tăng sức mạnh cơ sàn chậu, giúp nâng đỡ tử cung, cải thiện sa tử cung. Ngay cả sau khi đã sinh hãy duy trì các bài tập để phục hồi chức năng vùng sàn chậu.

sa-tu-cung-khi-mang-thai-4.jpg
Các bài tập mang lại nhiều lợi ích tích cực cho mẹ bầu hơn là bạn nghĩ

Trong quá trình điều trị sa tử cung, thai phụ cần chú ý: 

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách 
  • Nằm nghỉ ở tư thế thảo mái, thay đổi tư thế nằm 2 tiếng mỗi lần
  • Tránh vận động mạnh, ngồi xổm lâu
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Hạn chế quan hệ khi bị sa tử cung thai kỳ
  • Tránh các hoạt động gây trương lực lên ổ bụng

Một số câu hỏi thường gặp về sa tử cung khi mang thai

Cùng giải quyết một số câu hỏi

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp là gì? 

Sa tử cung thai kỳ có thể gây biến chứng cả trước, trong và sau khi sinh. Các biến chứng có thể gặp như: 

  • Biến chứng trước sinh: chuyển dạ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu cấp tính, ….
  • Biến chứng trong khi sinh: Không có khả năng giãn nở tử cung hoàn toàn, rách cổ tử cung ngằng chuyển dạ, thay đổi trục, hướng cổ tử cung khó sinh,….
  • Biến chứng hậu sản: Gây tiểu tồn lưu, nhiễm trùng hậu sản, xuất huyết sau sinh,…

So với sa tử cung sau sinh, sa tử cung thai kỳ nguy hiểm hơn và có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng mẹ và bé. 

Sa tử cung bẩm sinh có khả năng mang thai không?

Theo các bác sĩ, sa tử cung ở giai đoạn một vẫn có thể mang thai, nhưng lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên điều trị dứt điểm bệnh rồi hãy mang thai.

Nếu sa tử cung ở các mức 2, 3, 4, thì tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo, không còn khả năng phát triển và có thể khiến thai chết lưu. Nếu đã mang thai, sau đó phát hiện sa tử cung, thai nhi có thể theo tử cung tuột xuống âm đạo, và thai dị tật, chết lưu, tăng nguy cơ băng huyết cho người mẹ.

Sa tử cung khi mang thai có sinh thường được không?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai, cũng như tình hình sa tử cung, việc sinh thường hoặc sinh mổ sẽ được quyết định bởi bác sĩ sản khoa. Trong một số trường hợp, sau khi được theo dõi chặt chẽ và điều trị, sa tử cung có thể cho phép mẹ bầu sinh thường. Tuy nhiên, nếu sa tử cung của mẹ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng được điều trị, sinh mổ sẽ là phương án an toàn hơn cho cả mẹ và thai.

Có trường hợp sa tử cung khi chưa mang thai không? 

Rất hiếm có tình sa tử cung ở những người chưa mang thai lần nào trừ khi đó là bẩm sinh. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi thấy có các dấu hiệu na ná giống sa tử cung. Nhưng nếu thấy cơ quan sinh dục bỗng nhiêu có triệu chứng bất thường bạn vẫn nên thăm khám sớm để biết rõ tình hình. 

Mang thai, làm mẹ là hành trình với rất nhiều sự thay đổi của cơ thể, việc cơ thể bị kéo căng, các cơ, dây chằng giãn rộng không còn đủ sức nâng đỡ tử cung hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy tìm hiểu những kiến thức đúng đắn, khoa học để sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường của cơ thể và có thể chủ động trong mọi trường hợp. 

Không chỉ trong thai kỳ, sau sinh là trường hợp dễ bị sa tử cung nhất. Phụ nữ sau sinh cần hết sức lưu ý về các dấu hiệu sa tử cung sau sinh, tham khảo cách trị sa tử cung tại nhà để cải thiện sa tử cung ngay khi có dấu hiệu. 

Các lưu ý quan trọng về sa tử cung khi mang thai bạn nên biết

  • Phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe của mình trong suốt thai kỳ và đi khám thai định kỳ để phát hiện và điều trị sớm những vấn đề liên quan đến thai sản.
  • Hiện tượng sa tử cung khi mang thai là khá hiếm gặp, nó chiếm khoảng 1/10.000-15.000. Tỷ lệ này có thể cao hơn đối với những phụ nữ có yếu tố rủi ro như: tuổi cao, hút thuốc, tiền sử thai sản, nhiễm trùng hoặc bị các bệnh lý về tử cung trước đó.

Phòng ngừa và chuẩn bị trước khi mang thai:

  • Khám sức khỏe tổng thể trước khi mang thai và tiêm đầy đủ các loại vắc xin, như vắc xin rubella và vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Tránh làm việc nặng trong thời gian mang thai và hậu sản.
  • Nếu có tiền sử mang thai nhiều lần, cần được theo dõi kỹ càng bởi bác sĩ.
  • Chọn cơ sở thăm khám sản khoa uy tín.
  • Không lạm dụng thuốc và không ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng và thực hiện bài tập nhẹ nhàng.
  • Uống đủ nước và ăn thực phẩm giàu vitamin, trái cây tươi và rau xanh. Tránh đồ chế biến sẵn để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Theo dõi thai kỳ thường xuyên và liên hệ với bác sĩ sản khoa nếu có triệu chứng bất thường.
sa-tu-cung-sau-sinh-mo-4

Sử dụng viên uống Zlove hỗ trợ điều trị sa tử cung sau sinh: 

Zlove với thành phần từ 13 thảo dược thiên nhiên, bổ sung các hoạt chất từ thảo dược để cải thiện toàn bộ hệ thống sinh dục phụ nữ bị suy yếu sau sinh như: 

  • Co hồi âm đạo, âm hộ, tử cung bị sa, giãn rộng, tăng khả năng đàn hồi của các thớ cơ 
  • Co hồi cơ hố chậu giãn rộng khi mang thai, tạo lực nâng đỡ tử cung, đưa tử cung về vị trí ban đầu 
  • Co hồi hệ thống dây chằng sàn hố chậu, làm săn chắc các cơ, hệ thống dây chằng 
  • Co hồi xương khớp vùng hông, đáy chậu, 
  • Se khít âm đạo, âm hộ, làm chậm quá trình lão hóa cơ sinh dục
  • Giảm viêm nhiễn vùng kín, giảm khô hạn, cải thiện tình trạng tiểu són
  • Điều hòa kinh nguyệt, tăng sức khỏe sinh dục

Zlove hỗ trợ cải thiện sa tử cung, phòng ngừa sa tử cung cho phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị sa tử cung độ 1, độ 2, hạn chế sa tử cung độ 3 thêm nặng. Đặc biệt, nhờ tác động từ sâu bên trong, Zlove mang lại hiệu quả bền vững với sức khỏe sinh dục và toàn thân.

Lưu ý: Sản phẩm không dùng cho phụ nữ mang thai! Tuy nhiên, sử dụng sau sinh giúp phục hồi sức khỏe sinh dục tốt và mang lại hiệu quả cao. 

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *