Sau sinh có ăn được dứa không? Những lưu ý không thể bỏ qua

Dứa là một loại quả thơm ngon được rất nhiều chị em ưa thích với hương thơm và hương vị đặc biệt. Vì vậy, nhiều chị em thắc mắc rằng “sau sinh có ăn được dứa không?” hay “bao lâu sau sinh mới ăn được dứa?” Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lợi ích của quả dứa với sức khỏe cho mẹ bỉm

Dứa hay còn được biết đến với tên gọi thơm. Đây là loại quả phổ biến ở các vùng nhiệt đới với hương thơm đặc trưng và vị ngọt thanh mát đôi lúc xen kẽ thêm một chút chua nhẹ. Chính vì vậy, dứa được chị em rất yêu thích và lựa chọn trong việc chế biến món ăn hằng ngày hay dùng như một loại quả tráng miệng. 

Quả dứa có hàm lượng vitamin cao mang đến những lợi ích cho mẹ sau sinh
Quả dứa có hàm lượng vitamin cao mang đến những lợi ích cho mẹ sau sinh

Bên cạnh đó, quả dứa còn được biết đến là loại quả có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trong mỗi 100g dứa có chứa Axit pantothenic: 7%, Folate: 7%, Chất xơ: 8%, Vitamin B1: 11%, Vitamin B6: 11%, Đồng: 20%, Mangan: 67%, Vitamin C: 105%

Tăng cường đề kháng

Hàm lượng vitamin C có trong quả dứa rất cao vì vậy một trong những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang lại chính là tăng cường đề kháng cho sức khỏe. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu bạn thường xuyên ăn dứa với một lượng vừa đủ có thể giúp cơ thể trở lên khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật.

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế táo bón

Với hàm lượng vitamin và chất xơ mà quá dứa mang lại mẹ bỉm có thể hạn chế được tối đa việc bị táo bón trong quá trình nuôi con. Ăn dứa cũng có thể giúp mẹ nhuận tràng, dễ tiêu hóa hơn khi phải ăn quá nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng trong một thời gian dài. Từ đó, mẹ có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh. 

Giảm các hiện tượng đau nhức xương khớp

Có thể bạn không biết rằng trong mỗi quả dứa có một lượng canxi hữu cơ. Mặc dù không chiếm tỷ trọng quá nhiều nhưng cũng đủ để cải thiện sức khỏe xương khớp cho mẹ sau sinh. Đương nhiên, với những mẹ gặp các vấn đề về xương khớp thì quả dứa có thể là công cụ hỗ trợ giúp tăng hiệu quả điều trị. 

Sau sinh có ăn được dứa không?

Thời điểm sau sinh luôn là giai đoạn rất nhạy cảm với cả mẹ và bé. Bởi chỉ một chút thay đổi trong sinh hoạt hay ăn uống cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của hai mẹ con. Chính vì vậy, giai đoạn này mẹ luôn được chăm sóc cẩn thận trong. Thế nhưng cũng chính vì vậy mà mẹ rơi vào trạng thái thèm đủ thứ, đặc biệt là những thứ đồ ăn “dân giã” tưởng chừng như bình thường với người khác nhưng lại phải suy nghĩ nhiều với các mẹ chăm con nhỏ. 

Sau sinh mẹ không nên ăn dứa ngay mà nên ăn khi em bé đã được 5-6 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Sau sinh mẹ không nên ăn dứa ngay mà nên ăn khi em bé đã được 5-6 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Sau sinh có ăn được mướp đắng không?” hay “sau sinh có ăn được dứa không?”. Chúng ta đã biết rằng mướp đắng là một trong những thực phẩm mà mẹ nên hạn chế ăn sau sinh vì hàm lượng dinh dưỡng không cao, nhưng dứa thì lại khác. Các nhà khoa học không khuyến cáo mẹ cần phải kiêng mà nên ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái để nuôi con.



banner quảng cáo viên uống zlove



Mặc dù quả dứa không có quá nhiều dinh dưỡng khi 100g dứa chỉ cho khoảng 50 cal nhưng lại có hàm lượng vitamin, đặc biệt vitamin C cao mà ít loại quả có được. Thế nhưng, loại quả này lại được đưa vào danh sách những loại hoa quả có thể gây mất sữa ở những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vitamin C có trong quả dứa quá cao nên có thể khiến trẻ bị quá tải gây ra hiện tượng buồn nôn, phát ban hay quấy khóc. Không những thế lượng vitamin C này cũng có thể khiến sữa có mùi hôi khó chịu khiến bé bỏ ăn hoặc ăn ít đi so với lượng bình thường. Vì vậy, trong giai đoạn sau sinh mẹ nên hạn chế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Những lưu ý khi ăn dứa sau sinh

Dứa không thật sự tốt với những mẹ bỉm sau sinh, nhưng khi bé đã bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, nhu cầu sữa mẹ giảm xuống mẹ có thể sử dụng dứa nếu muốn. Thời điểm có thể ăn dứa thường được khuyến cáo vào sau 5-6 tháng sau sinh. Đây cũng là giai đoạn cơ thể người mẹ đã có sự phục hồi đáng kể sau khi vượt cạn. 

Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ thường xuyên ăn dứa mà chỉ nên ăn 2-3 lần hoặc ít hơn. Hơn nữa, mẹ không nên ăn quá 30g mỗi lần để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng sữa. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được ăn dứa vào lúc đói bởi chúng có thể làm dạ dày của mẹ tổn thương vì axit cao.

Một lưu ý đặc biệt mà mẹ không được quên là phần vỏ quả của quả dứa rất dễ gây kích ứng mang nhiều vi khuẩn và nấm nên cần được đảm bảo đã được gọt sạch sẽ. Mẹ cũng nên lựa chọn những loại dứa tươi, không dập nát thay vì những loại quả đóng hộp không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. 

Dứa là một loại quả được nhiều mẹ yêu thích nhưng không phải vì vậy mà mẹ ăn quá sớm đặc biệt là 6 tháng đầu sau khi mang thai. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu thêm về lợi ích và cách ăn sao cho hợp lý và hiệu quả.

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *