Sau sinh có ăn được sầu riêng không? Ảnh hưởng tới chất lượng sữa không?

Sầu riêng là một loại quả quen thuộc với chúng ta. Đây cũng là món ăn “ghiền” với rất nhiều người. Thế nhưng, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Vậy sau sinh có ăn được sầu riêng không? Hãy cùng ZLOVE tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Hàm lượng dinh dưỡng của sầu riêng 

Sầu riêng là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon, béo ngậy đặc biệt của nó mà không phải loại quả nào cũng có được. Loại quả này luôn được đánh giá khá cao về hàm lượng dinh dưỡng và lượng vitamin mà nó mang lại cho người sử dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ trong 100 gram sầu riêng có chứa 147 kcal. Trung bình mỗi múi sầu riêng khoảng 250 gram sẽ cung cấp được 367,5 kcal.

Sầu riêng được ví là “vua” các loại hoa quả với hàm lượng dinh dưỡng cao
Sầu riêng được ví là “vua” các loại hoa quả với hàm lượng dinh dưỡng cao

Cũng chính bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng về các chất có trong sầu riêng nên mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sầu riêng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi… Hơn nữa, sầu riêng còn được đánh giá khá tốt cho sức khỏe bà bầu hay những người sắp mang bầu. Vì dinh dưỡng có trong loại quả này có khả năng làm tăng hàm lượng estrogen ở nữ giới một cách tự nhiên. 

Sau sinh có ăn được sầu riêng không?

Dù là loại thực phẩm nào có tốt đến đâu, giàu dinh dưỡng như thế nào thì với những mẹ sau sinh luôn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa hay khả năng hồi phục của mẹ sau sinh. Chính vì vậy giai đoạn này mẹ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi về những món ăn bình thường xung quanh mình như sau sinh có ăn được mít không hay thực phẩm lợi sữa

Như đã trình bày ở trên sầu riêng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đối với mẹ sau sinh thì đây lại không phải là loại mà mẹ có thể dùng. Theo các bác sĩ mặc dù là loại quả có nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại hoàn toàn không phù hợp với những mẹ mới sinh em bé và nuôi con bằng sữa mẹ. 

Tại sao mẹ bỉm không nên ăn sầu riêng?

Các bác sĩ luôn khuyên cáo mẹ sau sinh nên hạn chế hoặc không ăn sầu riêng quá sớm, đặc biệt là 6 tháng đầu vì một vài lý do sau đây: 

Gây nóng trong cho mẹ và bé

Một trong những lý do hàng đầu mà mẹ thường được khuyên là không nên sử dụng sầu riêng đó chính là bởi tính nóng của nó. Theo đông y, sầu riêng có chứa tính nóng nên khi ăn nhiều, đặc biệt với mẹ bỉm sau sinh cơ địa thường nóng hơn người bình thường có thể gây nóng trong như táo bón, mụn nhọt, mẩn ngứa khó chịu. 



banner quảng cáo viên uống zlove



Tính nóng của sầu riêng có thể gây ra mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Tính nóng của sầu riêng có thể gây ra mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Hơn nữa, mùa sầu riêng thường rơi vào tháng 6-9 hàng năm, đây cũng là giai đoạn mùa hè với nhiệt độ cao nên nếu mẹ ăn sầu riêng vào thời điểm này thì cơ thể sẽ luôn trong trạng thái khó chịu và bứt rứt vì nóng trong và nóng ngoài. Ngoài ra, tính nóng của sầu riêng có thể ảnh hưởng tới sữa nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bé có thể bị mẩn ngứa, khó chịu, quấy khóc thậm chí ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa nếu mẹ ăn quá nhiều sầu riêng. 

Hàm lượng đường cao vượt trội

Sầu riêng nổi tiếng với vị ngọt đậm mang đến nét riêng cũng là sự thu hút của loại quả này với nhiều người. Thế nhưng cũng chính bởi vị ngọt đó nên loại quả này có hàm lượng đường khá cao đặc biệt là phần thịt của sầu riêng. Với lượng đường này sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé sau sinh.

Mẹ sẽ khó kiểm soát cân nặng của mình nhất là giai đoạn sau sinh mẹ thường rất dễ tăng cân. Ngoài ra, với lượng đường này những vết mổ hay khâu của mẹ cũng lâu lành hơn so với bình thường. Đặc biệt, với những mẹ có tiền sử tiểu đường thai kỳ thì nên kiêng hoàn toàn sầu riêng bởi nó có thể làm tình trạng của mẹ nặng hơn và khó điều trị. 

Theo các chuyên gia, việc em bé hấp thụ quá nhiều đường dù là trực tiếp hay thông qua sữa mẹ đều ảnh hưởng khá nhiều tới sự phát triển của não bộ. Lượng đường quá nhiều cũng có thể làm hệ tiêu hóa còn non yếu của con bị tổn thương. Bé sẽ gặp các hiện tượng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.

Dư thừa năng lượng 

Mặc dù mẹ sau sinh cần những thực phẩm giàu năng lượng để phục vụ cho quá trình phục hồi và chăm em bé. Tuy nhiên, sầu riêng lại có năng lượng nhiều hơn so với mức mà mẹ cần, vì vậy nó sẽ gây ra tình trạng dư thừa năng lượng ở mẹ sau sinh. Việc dư thừa năng lượng này là nguyên nhân trực tiếp tới quá trình tăng cân mất kiểm soát của mẹ. Không những thế nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé rơi vào trạng thái béo phì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. 

Trẻ bỏ bú hoặc lười bú mẹ

Nỗi sợ của hầu hết các mẹ sau sinh đó chính là trẻ bỏ bú hoặc lười bú mẹ hơn so với bình thường. Nguyên nhân thường đến từ việc sữa mẹ có mùi bất thường khiến bé cảm thấy không hài lòng và không thiết tha bú nữa. Với nhiều người sầu riêng có mùi thơm đặc trưng, khiến họ phải mê mệt không thể nào không ăn, nhưng với những người không ăn được thì đây thực sự là nỗi “ám ảnh”.

Trẻ bỏ bú khi mẹ ăn sầu riêng quá nhiều
Trẻ bỏ bú khi mẹ ăn sầu riêng quá nhiều

Với em bé cũng vậy mùi quá nồng của sầu riêng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và không muốn thưởng thức “món ruột” của mình nữa, mà sẽ bỏ bữa hoặc bú ít đi. 

Những lưu ý khi mẹ bỉm ăn sầu riêng

Sầu riêng là thứ quả được nhiều mẹ yêu thích nếu không muốn nói là “nghiện”. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên các mẹ bỉm sau sinh không nên sử dụng loại quả này, đặc biệt 6 tháng sau sinh. Thời gian sau sinh mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng để có thể hồi phục tốt. Vì vậy, ngay cả khi muốn ăn mẹ cũng nên cố kiêng trong 6 tháng đầu và có thể ăn một chút vào những tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên quan sát sự thay đổi của cơ thể cũng như bé trong quá trình sử dụng sầu riêng để dừng ngay nếu phát hiện có vấn đề bất thường. Hơn nữa, để trung hòa tính nóng của sầu riêng cũng như làm cho thực phẩm này bớt mùi, mẹ có thể ăn cùng với những loại nước có tính hàn như nước đỗ đen, soda, nước dừa… 

Sau sinh có ăn được sầu riêng không? Câu trả lời là mẹ nên cố gắng kiêng được lâu nhất có thể và có thể thay thế bằng các loại quả tốt cho sức khỏe khác như cam, quýt, dừa…

Bài viết gần đây

tổng đài tư vấn zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *