Theo dân gian xưa, trong tháng nằm cữ, phụ nữ sau sinh cần nhét bông gòn vào tai để tránh tiếng ồn, tránh gió lùa có thể gây đau đầu, ù tai, rối loạn tiền đình sau sinh. Tuy nhiên, theo khoa học hiện đại việc bịt tai trong thời gian dài là không cần thiết và có thể gây bí bách, ảnh hưởng đến khả năng nghe của mẹ. Vậy phụ nữ sau sinh có cần nhét bông gòn vào tai và nhét bông gòn vào tai sau sinh bao lâu có thể bỏ?
Sau sinh có cần nhét bông vào tai?
Việc bịt tai và giữ ấm cơ thể sau sinh là những quan niệm dân gian đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy các mẹ có biết, tại sao sau sinh phải đeo bông gòn vào tai?
Theo kinh nghiệm dân gian, việc nhét bông vào tai sau khi sinh là một phần của quá trình kiêng cữ, nhằm giúp người phụ nữ mới sinh phục hồi và bảo vệ sức khỏe. Quan niệm này xuất phát từ việc tránh những tác động từ môi trường như gió lùa, tiếng ồn, có thể gây ù tai, đau đầu và tâm lý căng thẳng, do thời xưa, nhà thường không có cửa phòng, hoặc cửa không kín, dễ bị hút gió và tiếng ồn.
Tuy nhiên, ngày nay, thiết kế nhà cửa đều có cửa kính và rèm cửa nên việc chống ồn và chống gió khá tốt, nên việc bịt tai bằng bông gòn là không cần thiết. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia bịt tai lâu cũng có thể gây bí bách và ảnh hưởng đến khả năng nghe, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do tai bị bẩn.
Dưới góc nhìn của chuyên gia y tế, sau sinh tất cả các cơ quan của người phụ nữ đều cần có thời gian để phục hồi, việc giữ gìn, kiêng cữ sau sinh trong đó đó có việc nhét bông vào tai là điều hoàn toàn nên làm để bảo vệ sức khỏe của mẹ sau sinh. Nhét bông vào tai sẽ làm giảm việc tiếp xúc với âm thanh, tai và não bộ cũng ít phải làm việc hơn, cơ thể có nhiều thời gian để phục hồi năng lượng tốt hơn. Nhưng việc nhét bông vào tai kéo dài bao lâu, trong trường hợp nào thì cần cân nhắc trên tình hình thực tế.
Nhét bông gòn vào tai sau sinh bao lâu thì bỏ?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, nếu cần bịt tai, chỉ nên thực hiện trong tháng đầu tiên sau sinh và không nên kéo dài quá 100 ngày.
Việc bịt tai bằng bông gòn cũng sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, điều kiện thời tiết, không gian sống của mẹ. Nếu môi trường nghỉ ngơi của mẹ đã đủ yên tinh, kín gió thì không cần bịt tai liên tục. Hãy chỉ dùng bông gòn che tai khi đi ra ngoài, tới nơi có gió lùa hoặc tiếng ồn lớn.
Khi bịt tai, cũng cần lưu ý không sử dụng miếng bông quá dày hoặc đút quá sâu vào tai để tránh nguy cơ làm miếng bông lọt vào trong lỗ tai.
Những kiêng cữ sau sinh khác mẹ nên và không thực hiện
Ngoài việc nhét bông gòn vào tai sau sinh có rất nhiều quan niệm kiêng cữ sau sinh khác, một số việc kiêng cữ là đúng đắn và được khuyến cáo thực hiện, những cũng có những kiêng cữ là sai lầm cần loại bỏ. Hãy cùng xem đó là những vấn đề kiêng cữ nào nhé!
Kiêng cữ sau sinh nên thực hiện
- Kiêng cữ thực phẩm: Mẹ nên hạn chế ăn đồ lên men, đồ chua và uống nước đá lạnh. Những thực phẩm này có thể làm lạnh đường huyết và gây khó chịu. Đặc biệt, tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể gây tiểu són. Không nên ăn mặn và kiêng khem quá mức.
- Tránh làm việc nặng: Trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh, mẹ không nên làm việc nặng như giặt quần áo bằng tay để tránh gân tay nổi và nguy cơ sa tử cung. Mang vác vật nặng cũng có thể ảnh hưởng đến vết thương tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai và vết rạch tử cung.
- Tránh ngồi lâu và nằm cả ngày để không bị đau lưng: Sau khi xuất viện, mẹ nên ngồi cho bé bú nhưng cũng cần nghỉ ngơi khi mỏi lưng. Vận động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu tốt hơn và hỗ trợ tử cung phục hồi.
Kiêng cữ sai lầm nên loại bỏ
- Phụ nữ sau khi sinh phải ở phòng kín: Quan niệm này xuất phát từ lo ngại rằng gió có thể gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, không gian sống cần được thông thoáng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai.
- Phụ nữ sau sinh phải kiêng tắm gội: Đây là một quan niệm cũ, hiện nay được khuyến cáo rằng phụ nữ sau sinh có thể tắm gội sau 3-4 ngày, thậm chí sớm hơn trong mùa hè để đảm bảo vệ sinh cá nhân.
Những quan niệm kiêng cữ đúng đắn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ ngược lại những quan niệm kiêng cữ sai lầm không chỉ gây bất tiện mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ.
Việc cập nhật thông tin và áp dụng các phương pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở khoa học và tình hình thực tế sẽ giúp mẹ và bé có một quá trình hậu sản khỏe mạnh hơn. Vậy nên, với các thông tin như: Sau sinh có cần nhét bông vào tai? Nhét bông gòn vào tai sau sinh bao lâu thì được bỏ? hoặc các vấn đề kiêng cữ khác, mẹ hãy cùng theo dõi trang Zlove để cập nhật thông tin đáng tin cậy nhất nhé.
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi