Phụ nữ sau sinh có được uống nước mía không là chủ đề được nhiều mẹ đang cho con bú đặc biệt quan tâm bởi nước mía là một thức uống mát lành, cực kỳ dân dã mà ai cũng có thể mua ở bất cứ đâu. Cùng ZLOVE tìm hiểu về chủ đề uống nước mía sau sinh có tốt không trong phần chia sẻ dưới đây.
Nước mía, thành phần và giá trị dinh dưỡng
Mía, một loại cây nông nghiệp siêu phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn xuất hiện nhiều trên thế giới (Các quốc gia có vùng khí hậu nhiệt đới hay ôn đới ấm). Mía được tiêu thụ quanh năm với số lượng lớn để phục vụ sản xuất đường cùng nhiều thành phẩm giá trị khác.
Mía trong lòng người Việt Nam, được biết đến với thức uống có tính giải khát cao, thơm ngon, mát dịu bày bán rộng rãi tại các trà quán vỉa hè.
Thành phần dinh dưỡng của mía mang lại rất nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe tổng quát như:
- Canxi, kẽm, đường saccaro, crôm, các vitamin (nhóm A, B1, B2, B3, B5, B6, C) phytonutrient, các chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan cùng protein,.. Các chất này đặc biệt có lợi cho dạ dày, đường ruột, thận và tim mạch. Ngoài ra, còn giúp giảm cân, ngừa ung thư, giảm hình cholesterol xấu.
- Kali trong nước mía giúp cơ thể phòng chống táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Flavonoid hoạt chất chống oxy hóa cùng phenolic trong nước mía rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm, từ đó cải thiện nếp nhăn, giúp da tươi sáng, mềm mịn và ẩm hơn.
- Nước mía có thể điều hòa Biliverdin và Bilirubin trong máu giúp thúc đẩy sức khỏe gan, túi mật đồng thời giảm nguy cơ vàng da.
- Magie cao và kali trong nước mía cũng góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát huyết áp.
Trong đông y, mía có vị ngọt, hàn tính sở hữu nhiều đặc tính tốt với cơ thể người bao gồm: bổ khí kiêm hạ khí, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết, cường gân cốt, an thần, trấn kinh tức phong, lợi yết hầu, tả phế nhiệt, hạ đờm hỏa, hòa vị, chi nôn, tiêu phiền nhiệt.
Trước khi đi vào chủ đề chính phụ nữ sau sinh có được uống nước mía không hãy điểm qua một số công dụng chữa bệnh của mía:
- Trị thấp nhiệt cho trẻ (biểu hiện: đái nhiều lần ít một): mẹ cho trẻ uống nước mía hoặc ăn mía.
- Thanh nhiệt nhuận hầu: Mùa hè ép nước mía uống (không dùng đá nếu hầu họng kém), mùa đông nấu nước mía và cho lát gừng rồi uống.
- Dưỡng âm nhuận táo: Nước mía 200ml nấu với 60g gạo nấu thành cháo và dùng khi còn nóng.
- Dưỡng âm nhuận phế, hay ho khan, nóng rát cổ họng: Bách hợp 50g ngâm nước nấu nhừ sau đó kết hợp nước mía và 100g nước củ cải uống trước khi đi ngủ 1-2 tiếng.
- Suy nhược, ngủ kém, hay mệt: Nấu nửa lít nước mía và đập 2 quả trứng gà, ăn khi còn nóng. Nếu tay chân lạnh hãy cho thêm lát gừng.
- …
Đó là một số thông tin thú vị về mía trước khi đi vào chủ đề chính sự ảnh hưởng của nước mía đối với mẹ sau sinh khi uống ở bên dưới.
Sau sinh có được uống nước mía không?
Mặc dù mía có nhiều công dụng như vậy nhưng rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh đặc biệt sau đẻ thường đẻ mổ hay đang cho con bú rất muốn biết là uống nước mía có được không, sau sinh bao lâu thì được uống nước mía.
Và câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh uống nước mía được không?” đó là Có và rất nên uống là đằng khác. Bởi trong mía chứa rất nhiều thành phần có lợi giúp thúc đẩy tăng cường sức khỏe tổng quát.
Đặc biệt đối với sản phụ sau sinh thường hay sinh đẻ, một trong những yếu tố gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe cần được loại bỏ hàng đầu đó là mất cân bằng oxi hóa thì nước mía lại có thể hỗ trợ rất tốt vấn đề này.
Giảm cân sau sinh cũng là một vấn đề được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm. Rất hay nước mía lại là một trợ thủ đắc lực bởi khả năng tạo cảm giác no giúp bạn tránh ăn nhiều, giàu chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa, từ đó giảm được lượng mỡ bụng tích tụ.
Đó là câu chuyện của mẹ sau sinh nói chung, còn mẹ đang cho con bú thì sao, có được uống nước mía không, hãy xem tiếp ở phần bên dưới.
Sau sinh đang cho con bú có được uống nước mía không?
Mẹ bỉm đang cho con bú có có được uống nước mía không? Mặc dù không phải nhóm thực phẩm lợi sữa nhưng rất may câu trả lời vẫn là Có! Hoàn toàn có thể uống nước mía trong thời kỳ này mà không lo ảnh hưởng chất lượng sữa hay sức khỏe của em bé.
Không những thế trong nước mía chứa hàm lượng calo lớn, có thể là nguồn cung cấp calo chính cho chị em khi nuôi con bằng sữa mẹ (cần khoảng 2,300 – 2,500 calo/ngày).
Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi tiêu thụ nhiều nước mía vì một số lý do như sau:
Trẻ hấp thụ nhiều đường, chất ngọt có thể gây ảnh hưởng tới nhận thức, đặc biệt ở giai đoạn phát triển của não bộ (dựa theo nghiên cứu được công bố tại American Journal of Preventive Medicine – 1 tạp chí y khoa của Hoa Kỳ).
Tóm lại, việc uống nước mía sau sinh trong giai đoạn cho con bú chỉ nên dừng lại ở việc đa dạng thực đơn dinh dưỡng, không nên lạm dụng, tiêu thụ một cách quá thường xuyên. Bởi lượng đường trong nước mía có thế hấp thụ vào sữa truyền đến bé, làm trẻ suy giảm khả năng tập trung, dễ quấy khóc.
Sau sinh bao lâu thì uống được nước mía?
Chúng ta đã có câu trả lời cho sau sinh uống nước mía có được không, nhưng sau bao lâu thì uống được nước mía, thời điểm nào uống sẽ tốt nhất vẫn là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm? Cùng ZLOVE giải đáp nốt vấn đề này trong đoạn bên dưới.
Sau quá trình sinh nở, mẹ cần thời gian 1-2 tuần để phục hồi và thời gian này nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa. Sau thời gian này, nước mía là một lựa chọn khá lý tưởng để bổ sung năng lượng cùng dưỡng chất cần thiết.
Một số trường hợp có thể lâu hơn nếu như mẹ phải trải qua phẫu thuật, bị mất máu nhiều. Vì vậy, sau sinh bao lâu mới được uống nước mía hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ hơn về chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Lưu ý khi uống nước mía sau sinh các mẹ nên ghi nhớ
Cần đảm bảo sử dụng nước mía sau sinh một cách khoa học để phát huy tối đa tác dụng cũng như hạn chế các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Một số lưu ý khi uống nước mía sau sinh mà các mẹ nên ghi nhớ như sau:
- Nên uống nước mía sau sinh khoảng từ 1-2 tuần với lượng nhỏ sau đó cải thiện dần dần.
- Khuyến cáo các mẹ sau sinh không nên uống nước mía quá thường xuyên, chỉ nên dùng 2-3 ly 500ml mỗi tuần.
- Lựa chọn mía ở các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bất kể mùi vị nào lạ hãy bỏ đi ngay.
- Uống hết không nên dự trữ trong thời gian dài hay qua đêm.
Tổng kết
Nước mía là một nguồn thực phẩm nhiều giá trị đối với cơ thể con người, giúp thúc đẩy sức khỏe tổng quát. Sau sinh hoàn toàn có thể uống nước mía để giải khát, để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không cần phải lo lắng bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, mẹ sau sinh đang cho con bú cần uống một lượng khoa học để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ như đã đề cập ở trên.
Nguồn tham khảo:
- Công dụng của cây mía:
https://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe/cong-dung-cua-cay-mia.html - Lợi ích không ngờ của nước mía giải khát ngày hè
https://medlatec.vn/tin-tuc/loi-ich-khong-ngo-cua-nuoc-mia-giai-khat-ngay-he-s51-n31062
Bài viết gần đây
Tại sao sau sinh kiêng nước lạnh? Những lưu ý giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Đau dạ con và cách để mẹ giảm đau dạ con với mẹo dân gian đơn giản ai cũng làm được
Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiểu rõ điều này trước khi ăn nếu không “lợi bất cập hại”
Sau sinh bao lâu thì mẹ được đánh răng? Lời khuyên chăm sóc răng miệng dành cho mẹ
Sau sinh bao lâu thì cửa mình khép lại? Cách giúp co hồi tử cung nhanh chóng
7 Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh và cách sử dụng chè vằng hiệu quả
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi