Thắc mắc của bạn Nguyễn Hoài Anh: “Mình lần đầu làm mẹ bỉm sữa có băn khoăn muốn hỏi đó là không biết sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không. Mình định hút sữa để dự trữ cho con nhưng lại không biết cách xử lý sữa sau khi hút như thế nào cho đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé. Mong được các chuyên gia, các mẹ giải đáp ạ.”
Cũng như bạn Hoài Anh, nhiều chị em khác cũng khá băn khoăn về vấn đề này. Sữa mẹ với nhiều dưỡng chất có lợi và cần thiết cho trẻ nhỏ, nhưng khi không được bảo quản đúng cách sẽ có thể gây tác dụng ngược lại. Vì thế, bài viết hôm nay Zlove sẽ cung cấp những thông tin giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.
Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ
Lợi ích của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là loại thức ăn phù hợp và tốt nhất cho các bé. Sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất cân đối và phù hợp để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có rất nhiều công dụng nổi bật khác như:
- Tăng cường đề kháng: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, đặc biệt là dòng nữa non trong 3 ngày đầu từ lúc sinh bé sẽ xuất hiện có chứa lượng kháng sinh tự nhiên có thể giúp bé phòng ngừa được các loại bệnh, vi khuẩn xâm nhập.
- Phòng dị ứng: Sữa mẹ không có thành phần protein lạ nên không gây dị ứng cho bẻ.
- Hình thành trí thông minh: Bú sữa mẹ trẻ sẽ trở nên thông minh hơn, bởi thành phần chất béo có trong sữa sẽ giúp hình thành cấu trúc não bộ, dần phát triển sự thông minh của trẻ.
- Phòng bệnh: Khi được bú sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khi bé trưởng thành, điển hình như bệnh tiểu đường, bệnh về xương và cơ, béo phì…
Thời gian bảo quản của sữa mẹ sau khi vắt
Hiện nay, do chế độ ăn uống được đảm bảo hơn nên có nhiều mẹ sữa nhiều sẽ vắt ra để dự trữ cho con uống. Tuy nhiên, để đảm bảo sữa vẫn giữ được thành phần dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến bé thì cần bảo quản đúng cách. Theo Tổ chức WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì sẽ có các tiêu chuẩn về thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như sau:
- Trường hợp sữa mẹ vắt ra để ở môi trường nhiệt độ từ 25 cho tới 35 độ C thì sẽ bảo quản tốt trong thời gian 6 giờ đến 8 giờ.
- Sữa mẹ sau khi vắt mà cho vào ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C thì có thể để được trong 3-5 ngày. Nếu để trong ngăn đá với nhiệt độ -4 độ trở xuống thì sẽ giữ được trong 3 tháng.
- Nếu trường hợp sữa mẹ sau khi vắt được đưa vào đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt với nhiệt độ < -18 độ C thì có thể sử dụng đến 6 tháng.
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng khi cho bú?
Để trả lời câu hỏi sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng khi cho con bú hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhiệt độ sữa thích hợp cho các bé sơ sinh là bao nhiêu.
Nhiệt độ sữa thích hợp cho trẻ sơ sinh
Khi sinh ra bé đã có bản năng bú sữa của mẹ, sữa mẹ trực tiếp từ trong bầu vú qua miệng và đi vào cơ quan tiêu hóa của bé. Sữa mẹ khi đó sẽ có nhiệt độ là 37 độ C, bé rất thích nhiệt độ này đồng thời cũng tạo ra thói quen ti sữa của bé. Vì thế, nhiệt độ sữa thích hợp cho trẻ sơ sinh là 37 độ.
Cho nên sữa mẹ khi đã vắt ra ngoài rồi dễ bị lạnh, chúng ta cần thực hiện hâm nóng trước khi để cho bé ăn.
Vì sao mẹ nên hâm nóng sữa trước khi cho trẻ bú?
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không? Câu trả lời là có, sữa cần được hâm nóng trước ở nhiệt độ 37 độ trước khi cho trẻ bú. Đây là nhiệt độ thích hợp đối với sữa mẹ và bé cũng thích điều này. Trường hợp không cần hâm nóng chỉ khi mẹ vắt ra và cho bé bú ngay sau đó.
Với nhiệt độ 37 độ C đặc biệt phù hợp với vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ. Cho nên bé sẽ hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, không gây mất dinh dưỡng của sữa và đồng thời không gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Một số lưu ý khi dùng sữa bảo quản mẹ vắt ra
- Làm ấm sữa đã bảo quản đúng cách trước khi cho trẻ ăn.
- Không dùng phương pháp quay trong lò vi sóng vì nó làm mất chất sữa và suy giảm thành phần vitamin có lợi.
- Không đun sôi trực tiếp sữa mẹ, chúng ta có thể sử dụng bát nước ấm để ngâm.
- Không nên để sữa nóng quá vì trẻ dễ bị bỏng, quá trình hâm cần canh chừng để có nhiệt độ phù hợp
Những giải đáp về thắc mắc sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể như trên. Chúc các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm con thật tốt.
Đọc thêm: Câu chuyện nước dừa và bà mẹ sau sinh: Uống hay không uống mới là tốt?
Bài viết gần đây
Âm đạo chưa quan hệ có đặc điểm gì mà nhiều người tò mò đến vậy?
Không ra khí hư trước kì kinh nguyệt có sao không? Điều chị em cần biết
Tại sao quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín: 90% phụ nữ đều gặp phải
4+ Cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ khiến bạn tình si mê không lối thoát
Bị nấm vùng kín có được quan hệ không? Rủi ro nguy hiểm khi quan hệ
7 Cách trị nấm vùng kín nữ tại nhà được khoa học kiểm chứng
Bí quyết siết chặt yêu thương khiến chồng say như điếu đổ
Bí Quyết Trị Sa Dạ Con An Toàn Từ Thảo Dược Của Chị Trang
Tuyệt chiêu se khít vùng kín sau sinh của bà mẹ 8x
Chị Thu Yến: Sau sinh dùng Zlove, quan hệ với chồng mà như chưa sinh em bé bao giờ
Mẹo se khít vùng kín sau sinh an toàn hiệu quả từ chuyên gia
ZLove – tân trang “cô bé” – Chìa khóa giữ lửa tình yêu
Nhà thuốc Minh Thủy: 10 người dùng Zlove thì 8 người phản hồi tốt
Review: Sản phẩm se khít và trẻ hoá vùng kín được nhà thuốc Minh Trang tâm đắc nhất gọi tên Zlove
Tin nổi bật
Triệt lông vùng bikini có ảnh hưởng gì không? Chị em cần lưu ý gì sau khi triệt lông vùng kín.
Chồng thích nói tục khi quan hệ: Nghệ thuật hay là biến thái?
Cách mặc đồ ngủ quyến rũ chồng 99% các ông đều “say hơn điếu đổ”
Con gái mu to có ảnh hưởng gì không? 3 điều phụ nữ có vùng kín xương mu to và nhô cao đặc biệt lưu ý
Chồng đòi ly dị vì “cô bé” “khô khan – rỗng tuếch” sự thật khiến ai biết cũng sốc
10 việc tuyệt đối tránh khi ‘‘yêu’’ số 4, 5 và số 10 quá phũ phàng
7 Sai lầm phá hỏng “cuộc yêu” mà phái nữ cần phải biết
Đàn ông nói đây là 10 lý do khiến họ muốn ‘‘yêu’’ phụ nữ lớn tuổi